Vốn pháp định của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định pháp luật được sử dụng cho các mục đích nào?
Vốn pháp định của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định pháp luật được sử dụng cho các mục đích nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về vốn của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Vốn của Ngân hàng Nhà nước
1. Vốn pháp định.
1.1. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười nghìn) tỷ đồng, được hình thành từ nguồn vốn hiện có (đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2012) và nguồn vốn được bổ sung theo quy định tại Điều 8 Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg .
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xác định nguồn vốn hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.2. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
1.3. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...
Như vậy, vốn pháp định của ngân hàng nhà nước Việt Nam được sử dụng cho các mục đích sau:
(1) Sử dụng vốn pháp định đề đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.
(2) Sử dụng vốn pháp định đề góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù
Vốn pháp định của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo quy định pháp luật được sử dụng cho các mục đích nào? (Hình từ Internet)
Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ Điều 8 Chế độ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 07/2013/QĐ-TTg quy định về mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười ngàn) tỷ đồng.
Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau:
1. Các nguồn vốn hiện có: Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.
2. Nguồn vốn đuợc bổ sung:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có).
b) Khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Chế độ này.
c) Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
d) Nguồn vốn khác (nếu có)
Như vậy, vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ 2 nguồn sau:
(1) Các nguồn vốn hiện có.
(2) Nguồn vốn đuợc bổ sung
Tổn thất tài sản tại Ngân hàng Nhà nước do nguyên nhân chủ quan thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 195/2013/TT-BTC quy định về sử dụng vốn và tài sản như sau:
Sử dụng vốn và tài sản
...
3. Chuyển giao, thanh lý, nhượng bán tài sản và tổn thất của Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:
3.1. Việc chuyển giao tài sản Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các quy định khác có liên quan.
3.2. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản phục vụ nhu cầu công tác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Quy trình thanh lý, bán tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.3. Tổn thất tài sản tại Ngân hàng Nhà nước phải được Hội đồng đánh giá tổn thất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập xác định. Hội đồng lập biên bản xác định rõ nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định xử lý theo nguyên tắc:
a) Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường;
b) Đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
c) Tổn thất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của tổ chức bảo hiểm) được sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.
4. Việc xử lý xoá nợ gốc cho vay và nợ lãi của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước.
5. Vốn và tài sản Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước được kiểm kê tại thời điểm cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm. Số chênh lệch về hiện vật và giá trị qua kiểm kê được xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, tổn thất tài sản tại Ngân hàng Nhà nước phải được Hội đồng đánh giá tổn thất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập xác định.
Trường hợp tổn thất tài sản tại Ngân hàng Nhà nước do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?