Vốn kinh tế là gì? Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại có bao gồm vốn kinh tế không?

Tôi có câu hỏi là vốn kinh tế là gì? Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại có bao gồm vốn kinh tế không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đà Nẵng.

Vốn kinh tế là gì?

Vốn kinh tế được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN là mức vốn do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định trên cơ sở tính toán mức vốn cần thiết bù đắp các rủi ro trọng yếu và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn trong kịch bản có diễn biến bất lợi.

ngân hàng thương mại

Vốn kinh tế (Hình từ Internet)

Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại có bao gồm vốn kinh tế không?

Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn ngân hàng thương mại có bao gồm vốn kinh tế không, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:

Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Định kỳ hằng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn bao tối thiểu gồm các nội dung sau đây:
a) Vốn mục tiêu, vốn kinh tế;
b) Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
c) Kế hoạch vốn;
d) Kết quả phân bổ vốn;
đ) Kết quả rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo quy định tại Điều 62 Thông tư này;
e) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.

Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại bao tối thiểu gồm các nội dung nêu trên và trong đó có nội dung vốn kinh tế.

Để tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu thì ngân hàng thương mại cần căn cứ vào đâu?

Để tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu thì ngân hàng thương mại cần căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 28 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:

Kiểm tra sức chịu đựng
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Đánh giá tình hình tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trọng hoạt động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản;
c) Tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu.

Như vậy, theo quy định trên thì để tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu thì ngân hàng thương mại căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng.

Ngân hàng thương mại thực hiện kiểm tra sức chịu đựng như thế nào?

Ngân hàng thương mại thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:

Kiểm tra sức chịu đựng
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đảm bảo:
a) Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ tối thiểu 06 tháng một lần và đột xuất;
b) Kiểm tra sức chịu đựng về vốn định kỳ hằng năm và đột xuất.
2. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản;
c) Lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính).

Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại thực hiện kiểm tra sức chịu đựng như sau:

- Lập tối thiểu 02 kịch bản là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;

- Tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản;

- Lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính).

Ngân hàng thương mại Tải về trọn bộ các văn bản về Ngân hàng thương mại hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng thương mại có các hoạt động nào? Ngân hàng thương mại có được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài không?
Pháp luật
Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc nào? Quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động nào? Tổ chức tín dụng nào được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Pháp luật
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Pháp luật
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Pháp luật
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào? Giới hạn mua cổ phần là bao nhiêu?
Pháp luật
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có bao nhiêu thành viên? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
1,095 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào