Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là bao nhiêu? Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là bao nhiêu?
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải có vốn điều lệ tối thiểu được quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
...
3. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải có vốn điều lệ tối thiểu là 400 tỷ đồng Việt Nam.
Lưu ý: trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày 01/07/2023 có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu trên thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (Hình từ Internet)
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(1) Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm, gồm:
- Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
(2) Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.
(3) Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
(4) Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
(5) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Lưu ý: tiêu chuẩn quy định tại (2) nêu trên không áp dụng đối với các chức danh chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được trích lập dự phòng đảm bảo cân đối dựa trên lợi nhuận không?
Việc trích lập dự phòng đảm bảo cân đối của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe
1. Dự phòng toán học:
Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.
2. Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
3. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
4. Dự phòng đảm bảo cân đối:
a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được trích lập dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được trích lập dự phòng đảm bảo cân đối dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?