Vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm công lập có bao gồm giá trị đất đai xây dựng trường không?
Vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm công lập có bao gồm giá trị đất đai xây dựng trường không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập; cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
4. Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp sư phạm, 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.
Theo đó, vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị đất đai xây dựng trường.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sưu phạm công lập phải bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.
Vốn đầu tư xây dựng trường cao đẳng sư phạm công lập có bao gồm giá trị đất đai xây dựng trường không? (Hình từ Internet)
Nội dung đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập cần nêu rõ những gì?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định:
Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
2. Hồ sơ gồm:
...
c) Đề án thành lập trường nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội;
...
Theo đó, nội dung đề án thành lập trường nêu rõ:
- Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Tên gọi của trường;
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý;
- Ngành nghề, quy mô đào tạo;
- Mục tiêu, nội dung, chương trình;
- Nguồn lực tài chính; đất đai;
- Dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh;
- Kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn;
- Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội;
Trình tự thực hiện tiếp nhận hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập bao gồm những bước nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 79 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định:
Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trường cao đẳng sư phạm), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung cấp sư phạm).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ thành lập trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.
...
Theo đó, trình tự thực hiện tiếp nhận hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập trường cao đẳng công lập đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ thành lập trường.
Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?