Vốn đầu tư xây dựng được quyết toán là gì? Chủ đầu tư phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi nào?
Vốn đầu tư xây dựng được quyết toán là gì?
Vốn đầu tư xây dựng được quyết toán được quy định tại Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng
1. Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.
2. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt. Riêng dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
...
Theo quy định trên thì dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.
Trong đó, vốn đầu tư xây dựng được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng.
Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt.
Riêng dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Vốn đầu tư xây dựng được quyết toán là gì? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi nào?
Phạm vi quyết toán vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư được quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng
...
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
6. Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, chủ đầu tư phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.
Đồng thời, chủ đầu tư phải lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng như sau:
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng
...
9. Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 5 Điều này bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, trường hợp chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Đồng thời, căn cứ Điều 19 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng
...
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi chậm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
e) Buộc trong thời hạn 01 tháng phải hoàn thành việc lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng, trình người quyết định đầu tư phê duyệt với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Và buộc trong thời hạn 01 tháng phải hoàn thành việc lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng, trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?