Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng ưu đãi khi không ở cùng với con liệt sỹ không? Nếu có thì hưởng chế độ ưu đãi như thế nào?
- Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng ưu đãi khi không ở cùng với con liệt sỹ không?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng dành cho vợ liệt sĩ tái giá được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng là gì?
Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng ưu đãi khi không ở cùng với con liệt sỹ không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Trong đó, người có công nuôi liệt sỹ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ
...
10. Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng, để được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ trong trường hợp vợ liệt sĩ tái giá thì vợ liệt sĩ phải chứng minh được các điều kiện sau:
- Nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành; hoặc
- Chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống; hoặc
- Vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống.
Đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp:
"Vợ liệt sĩ tái giá, có nuôi con liệt sĩ từ nhỏ đến khi trưởng thành, cho đi học đầy đủ nhưng con ở với Bà Nội, hằng tháng vẫn gửi chu cấp nhưng không ở cùng với con"
Thì hiện nay, pháp luật không có yêu cầu về việc vợ liệt sĩ tái giá phải ở cùng với con.
Do đó, nếu vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành thì vẫn được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ.
Vợ liệt sĩ tái giá có được hưởng ưu đãi khi không ở cùng với con liệt sỹ không? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng dành cho vợ liệt sĩ tái giá được quy định như thế nào?
- Căn cứ khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ;
- Căn cứ tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Phụ lục I quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP như sau:
STT | Chế độ | Mức hưởng |
1 | Trợ cấp tuất hằng tháng | 1.624.000 đồng/tháng |
2 | Bảo hiểm y tế | Được đóng bảo hiểm y tế |
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng là gì?
Theo quy định tại Điều 49 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng và thực hiện các nội dung sau đây:
- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án về ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Tổ chức lập quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng phương án xác định công trình ghi công liệt sỹ trong các quy hoạch có liên quan;
- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sỹ;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng;
- Tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng, xử lý theo quy định về trách nhiệm, thẩm quyền được giao;
- Hướng dẫn thực hiện quản lý, chi trả chế độ trợ cấp và phụ cấp ưu đãi hằng tháng, trợ cấp ưu đãi một lần, nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về người có công với cách mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?