Vợ có thể yêu cầu chồng ra khỏi nhà là tài sản riêng của vợ có trước khi kết hôn khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật không?
- Vợ có thể yêu cầu chồng ra khỏi nhà là tài sản riêng của vợ có trước khi kết hôn khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật không?
- Vợ chồng có tài sản chung nhưng không đủ để trang trải cuộc sống thì có bắt buộc dùng tài sản riêng không?
- Vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản được thực hiện như thế nào?
Vợ có thể yêu cầu chồng ra khỏi nhà là tài sản riêng của vợ có trước khi kết hôn khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật không?
Vợ có thể yêu cầu chồng ra khỏi nhà là tài sản riêng của vợ có trước khi kết hôn khi bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật không, thì theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Và căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó,tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Nhưng khi một trong hai bên gặp khó khăn về chỗ ở, đáp ứng điều kiện nêu trên thì sẽ được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, điều này sẽ không mặc nhiên chồng phải dọn đi ngay khi bản án có hiệu lực hay quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Tài sản riêng (Hình từ Internet)
Vợ chồng có tài sản chung nhưng không đủ để trang trải cuộc sống thì có bắt buộc dùng tài sản riêng không?
Vợ chồng có tài sản chung nhưng không đủ để trang trải cuộc sống thì có bắt buộc dùng tài sản riêng không, thì căn cứ theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Theo đó, vợ chồng có tài sản chung nhưng không đủ để trang trải cuộc sống thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản được thực hiện như thế nào?
Vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản được thực hiện theo Điêu 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Theo đó, vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?