Vợ có được cản trở chồng gặp con sau ly hôn hay không? Hành vi cản trở chồng gặp con sau khi ly hôn có bị xử phạt hay không?
- Quyền duy trì mối quan hệ tiếp xúc với cha mẹ của trẻ em sau ly hôn được quy định như thế nào?
- Sau ly hôn, vợ trực tiếp nuôi dưỡng con có được cản trở chồng gặp con hay không?
- Cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có bị hạn chế quyền gặp con hay không?
- Vợ nuôi con sau ly hôn có hành vi cản trở chồng gặp con có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Quyền duy trì mối quan hệ tiếp xúc với cha mẹ của trẻ em sau ly hôn được quy định như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em như sau:
Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Như vậy, cha mẹ sau ly hôn phải tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ em duy trì mối quan hệ tiếp xúc với cha hoặc mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng trẻ trừ hợp việc tiếp xúc ảnh hưởng không tốt với trẻ được Tòa án hạn chế quyền thăm nom.
Sau ly hôn, vợ trực tiếp nuôi dưỡng con có được cản trở chồng gặp con hay không? (hình từ Internet)
Sau ly hôn, vợ trực tiếp nuôi dưỡng con có được cản trở chồng gặp con hay không?
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, sau ly hôn bạn vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, thăm nôm con và vợ cũ của bạn không có quyền cản trở trừ trường hợp việc thăm nôm, chăm sóc của bạn ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, giáo dục con của vợ cũ - người nuôi con sau ly hôn được Tòa án hạn chế quyền thăm nôm.
Cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có bị hạn chế quyền gặp con hay không?
Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Như vậy, nếu cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con có những hành vi, lối sống gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì có thể bị hạn chế quyền gặp, thăm nôm và chăm sóc con theo quyết định của Tòa án trong một thời hạn cụ thể.
Vợ nuôi con sau ly hôn có hành vi cản trở chồng gặp con có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, nếu vợ cũ - người nuôi con sau ly hôn có hành vi cản trở bạn gặp, thăm nôm con thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng trừ trường hợp Tòa án đưa ra quyết định hạn chế quyền thăm nôm với bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?