Vợ, chồng đều đồng ý ly hôn nhưng lại chưa thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì tòa án có chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không?
- Muốn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì ngoài đơn yêu cầu có cần phải nộp thêm tài liệu gì nữa không?
- Vợ, chồng đều đồng ý ly hôn nhưng lại chưa thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì tòa án có chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không?
- Để yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia tài sản chung khi ly hôn thì phải nộp bao nhiêu tiền án phí?
Muốn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì ngoài đơn yêu cầu có cần phải nộp thêm tài liệu gì nữa không?
Theo Điều 396 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:
"Điều 396. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
1. Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
2. Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp."
Như vậy, khi muốn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì người yêu cầu còn phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn là có căn cứ và hợp pháp kèm theo với đơn yêu cầu.
Tải về mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023: Tại Đây
Điều kiện để được tòa án chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?
Vợ, chồng đều đồng ý ly hôn nhưng lại chưa thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì tòa án có chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:
"4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định."
Như vậy, theo quy định nêu trên, một trong những điều kiện bắt buộc để được tòa án công nhận thuận tình ly hôn là hai vợ chồng phải thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung.
Do đó, trường hợp hai vợ chồng bạn chưa thỏa thuận được với nhau về vấn đề này thì việc công nhận thuận tình ly hôn sẽ không được chấp nhận. Khi đó, tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu của vợ chồng bạn và sẽ thụ lý vụ án để giải quyết việc phân chia tài sản chung. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.
Để yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia tài sản chung khi ly hôn thì phải nộp bao nhiêu tiền án phí?
Căn cứ theo mục Danh mục án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về vấn đề này, theo đó:
(1) Đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình không có giá ngạch thì mức án phí sẽ là: 300.000 đồng
(2) Đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình có giá ngạch thì mức án phí được xác định như sau:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
- Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
(3) Đối với việc dân sự thì lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình là 300.000 đồng.
Theo đó, tiền án phí phải nộp sẽ phụ thuộc vào giá trị của tài sản cần giải quyết tranh chấp. Cụ thể sẽ được thực hiện theo như quy định trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?