VN áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực nào để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA?
- VN áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực nào để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA?
- Để xác định RVC Hàm lượng giá trị khu vực theo Hiệp định ATIGA các Nước thành viên sẽ áp dụng chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí như thế nào?
- Tiêu chí xuất xứ theo Hiệp định ATIGA được quy định như thế nào?
VN áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực nào để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT về công thức tính RVC:
Theo đó, Việt Nam áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực gián tiếp quy định tại điểm b khoản 1 điều này để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA, cụ thể như sau:
Công thức tính RVC hàm lượng giá trị khu vực gián tiếp:
RVC | = | [Trị giá FOB - Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ] x100% _______________________________________________ Trị giá FOB |
Trong đó:
(1) Trị giá nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ là:
- Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu có thể được chứng minh; hoặc
- Giá mua đầu tiên của các hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến;
(2) Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này sẽ được tính theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về việc thực thi Điều VII của GATT 1994 như đã quy định trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
Trị giá FOB được xác định bằng cách cộng giá trị của các nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, lợi nhuận và các chi phí khác.
VN áp dụng công thức tính RVC Hàm lượng giá trị khu vực nào để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định ATIGA? (Hình từ Internet)
Để xác định RVC Hàm lượng giá trị khu vực theo Hiệp định ATIGA các Nước thành viên sẽ áp dụng chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí như thế nào?
Để xác định RVC Hàm lượng giá trị khu vực theo Hiệp định ATIGA các Nước thành viên sẽ áp dụng chặt chẽ các hướng dẫn về cách tính chi phí như quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT, cụ thể như sau:
I. Các nguyên tắc xác định chi phí đối với hàm lượng giá trị khu vực
1. Thực tế: tất cả các chi phí trong việc định giá, đánh giá và xác định xuất xứ phải là chi phí thực tế.
2. Nhất quán: phương pháp phân bổ chi phí phải nhất quán trừ trường hợp có thể chứng minh bằng thực tế thương mại.
3. Tin cậy: thông tin về chi phí phải đáng tin cậy và được xác nhận bằng những thông tin phù hợp.
4. Có liên quan: chi phí phải được phân bổ dựa trên các dữ liệu khách quan và có thể định lượng được.
5. Chính xác: phương pháp tính phải thể hiện chính xác yếu tố chi phí cần xác định.
6. Việc áp dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại nước thành viên xuất khẩu: thông tin về chi phí phải được chuẩn bị phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và bao gồm cả việc tránh tính trùng các chi phí.
7. Cập nhật: những số liệu cập nhật từ các tài liệu chi phí và kế toán hiện thời của công ty phải được sử dụng để xác định xuất xứ.
II. Các hướng dẫn cho việc tính chi phí
1. Chi phí thực tế: cơ sở xác định chi phí thực tế sẽ do công ty quyết định. Chi phí thực tế phải bao gồm các chi phí trực tiếp và gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất.
2. Chi phí dự tính và chi phí được phép chi: chi phí dự tính có thể được sử dụng nếu có thể chứng minh được. Các công ty phải cung cấp bản phân tích phương sai và bằng chứng trong thời gian xin chứng nhận xuất xứ để làm rõ tính chính xác của việc dự tính.
3. Chi phí tiêu chuẩn: cơ sở xác định chi phí tiêu chuẩn phải được làm rõ. Các công ty phải cung cấp bằng chứng về các chi phí được sử dụng cho mục đích kế toán.
4. Chi phí bình quân/chi phí bình quân khả biến: chi phí bình quân có thể được sử dụng nếu có thể chứng minh được; cơ sở để tính chi phí bình quân, bao gồm cả thời gian tính và những vấn đề khác phải được nêu ra. Các công ty phải cung cấp bản phân tích phương sai và bằng chứng trong thời gian xin chứng nhận xuất xứ để làm rõ tính chính xác của chi phí bình quân.
5. Chi phí cố định: chi phí cố định phải được phân bổ theo các nguyên tắc kế toán đáng tin cậy. Chi phí cố định phải phản ánh đúng các chi phí đơn vị của công ty trong thời gian cụ thể. Phương pháp phân bổ cần được nêu rõ.
Tiêu chí xuất xứ theo Hiệp định ATIGA được quy định như thế nào?
Tiêu chí xuất xứ theo Hiệp định ATIGA được quy định tại Điều 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BCT, cụ thể như sau:
Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
(1) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu như được quy định tại Điều 3 Phụ lục này.
(2) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 4 hoặc Điều 6 Phụ lục này.
Tải về Phụ lục I - Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?