Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
- Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
- Vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là gì?
- Cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được quy định ra sao?
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
Ngày 29/11/2006 Quốc hội ban hành Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đến ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Việc gia nhập WTO của Việt Nam là một sự kiện quan trọng trong lịch sử hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày tháng năm nào? Là thành viên thứ bao nhiêu của WTO? (hình từ internet)
Vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là gì?
Tại Mục 3 Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 có đề cập về vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cụ thể như sau:
3. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới;
c) Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Như vậy, theo quy định này, vai trò của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bao gồm:
- Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới;
- Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, Chính phủ có trách nhiệm tiến hành các thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan ở trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của nhân dân cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được quy định ra sao?
Các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11, cụ thể như sau:
Tải về Chi tiết cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?