Việt Nam được yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp trong các trường hợp nào? Thực hiện tương trợ tư pháp phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Việt Nam được yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong 4 trường hợp sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải được lập thành văn bản dưới hình thức ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Luật này.
Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp thực hiện theo thủ tục được quy định tại Điều 14 Luật này như sau:
"Điều 14. Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự."
Việt Nam được yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp trong các trường hợp nào? Thực hiện tương trợ tư pháp phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam gồm có những giấy tờ gì?
Khi Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp thì cần chuẩn bị 3 bộ hồ sơ ủy thác tư pháp. Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC và Điều 11, Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định hồ sơ ủy thác tư pháp được lập thành 3 bộ gồm có:
- Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự lập theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, gồm các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
+ Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
+ Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
+ Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
Trường hợp ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ được thực hiện theo kênh chính của Công ước Tống đạt, văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Như vậy có văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự và văn bản ủy thác tư pháp về dân sự có yêu cầu thực hiện theo mẫu.
Thực hiện tương trợ tư pháp phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Tại Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định khi thực hiện tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
"Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?