Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có bắt buộc phải là giám định viên tư pháp hay không?
Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 85/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2020/NĐ-CP) quy định về Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế như sau:
Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế
1. Viện pháp y quốc gia có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;
e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;
g) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;
h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Viện pháp y quốc gia có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.
3. Viện pháp y quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế là đơn vị sự nghiệp công lập.
Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có bắt buộc phải là giám định viên tư pháp hay không?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 85/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2020/NĐ-CP) quy định về Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế như sau:
Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế
1. Viện pháp y quốc gia có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện giám định pháp y theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp;
b) Xây dựng quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ pháp y;
d) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y;
e) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp y theo quy định của Bộ Y tế;
g) Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định pháp y theo định kỳ hàng năm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám định pháp y;
h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Viện pháp y quốc gia có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp. Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.
3. Viện pháp y quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng.
- Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên tư pháp.
- Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện pháp y quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế bắt buộc phải là giám định viên tư pháp (giám định viên pháp y).
Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế có bắt buộc phải là giám định viên tư pháp hay không? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm giám định viên pháp y cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
(1) Trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT cụ thể:
Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
+ Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.
+ Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.
+ Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.
+ Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
(2) Nghiệp vụ giám định
Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
(3) Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn
- Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này từ đủ 05 năm trở lên.
- Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?