Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành tiếp công dân trong các trường hợp nào? Ai là người đảm bảo an ninh, trật tự nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành tiếp công dân trong các trường hợp nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 22/06/2023) cụ thể:
Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:
Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:
- Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;
- Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:
- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm này.
Trước đây, căn cứ vào Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ 22/06/2023) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:
a. Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:
- Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;
- Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
b. Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:
- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm này.
...
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:
- Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:
+ Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;
+ Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
- Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:
+ Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
+ Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm này.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành tiếp công dân trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai là người đảm bảo an ninh, trật tự nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân?
Ai là người đảm bảo an ninh, trật tự nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân quy định ở điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 22/06/2023) cụ thể:
Tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
...
2. Nhiệm vụ của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát.
...
c) Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh, trật tự; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất phục vụ việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Quản lý về công tác thông tin, báo chí liên quan đến việc tiếp công dân của Viện trưởng (nếu có).
Bên canh đó, Điều 7 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 22/06/2023) cụ thể:
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn, vệ sinh, phòng dịch nơi tiếp công dân; có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định chung; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
Trước đây, căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ 22/06/2023) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh nơi tiếp công dân; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất phục vụ việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Quản lý về công tác thông tin, báo chí liên quan đến việc tiếp công dân của Viện trưởng (nếu có).
Bên cạnh đó, Điều 7 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ 22/06/2023) quy định như sau:
Bảo đảm trật tự, an toàn trong tổ chức tiếp công dân
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân; có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định chung; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
Như vậy, Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân.
Các vụ việc sau khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp công dân được xử lý như thế nào?
Các vụ việc sau khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp công dân được xử lý theo khoản 3 Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 22/06/2023) cụ thể:
Các vụ việc sau khi Viện trưởng tiếp công dân được xử lý như sau:
- Nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.
- Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.
- Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.
Trước đây, căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ 22/06/2023) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định:
- Các vụ việc sau khi Viện trưởng tiếp công dân được xử lý như sau:
+ Nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.
+ Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.
+ Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?