Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu trực thuộc cơ quan nào? Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có nghĩa vụ gì trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ?
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BCN, có quy định về Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu như sau:
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
1. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm được thành lập theo Quyết định số 329/VKH-TCCB ngày 17 tháng 7 năm 1980 của Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam nay trực thuộc Bộ Công nghiệp và được đổi tên là Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu - tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên.
a) Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu;
b) Tên giao dịch quốc tế: Research Institute of Oil and Oil Plant;
c) Tên viết tắt: IOOP;
d) Trụ sở chính: Số 171 - 175, Hàm Nghi, Quận I, thành phố Hồ Chí Minh;
đ) Vốn điều lệ: 51.315.839.880 đồng;
e) Trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp: 51.315.839.880 đồng.
2. Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Bộ Công nghiệp, có chức năng nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ và sản xuất - kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến dầu và cây có dầu theo quy định của pháp luật.
3. Viện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, hạch toán kinh tế độc lập, được Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ. Trong quá trình hoạt động Viện có thể thay đổi vốn điều lệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu trực thuộc thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương).
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (Hình từ Internet)
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có nghĩa vụ gì trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BCN, có quy định về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động khoa học - công nghệ như sau:
Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động khoa học - công nghệ
…
2. Viện có nghĩa vụ trong quản lý hoạt động khoa học - công nghệ như sau:
a) Bảo đảm công tác nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, tư vấn đầu tư có hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giao cho Viện được ghi trong Điều lệ;
b) Thực hiện các hợp đồng khoa học - công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học - công nghệ đã đăng ký và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Chịu trách nhiệm trước Bộ Công nghiệp về kế hoạch nghiên cứu khoa học - công nghệ; trước khách hàng về thực hiện hợp đồng, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước;
d) Bảo vệ lợi ích của đất nước và xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học - công nghệ trong Viện; giữ bí mật khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ, thì Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm công tác nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, tư vấn đầu tư có hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giao cho Viện được ghi trong Điều lệ;
- Thực hiện các hợp đồng khoa học - công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học - công nghệ đã đăng ký và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Chịu trách nhiệm trước Bộ Công nghiệp về kế hoạch nghiên cứu khoa học - công nghệ; trước khách hàng về thực hiện hợp đồng, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước;
- Bảo vệ lợi ích của đất nước và xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học - công nghệ trong Viện; giữ bí mật khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có quyền gì trong việc hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ?
Căn cứ tại điểm k khoản 1 Điều 8 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo mô hình Viện với các đơn vị thành viên ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BCN, có quy định về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động khoa học - công nghệ như sau:
Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động khoa học - công nghệ
…
1. Viện có quyền trong hoạt động khoa học - công nghệ như sau:
...
k) Hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ:
- Được phép mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi;
- Được nhận tài trợ, tham gia tổ chức hội nghị khoa học - công nghệ quốc tế, hội khoa học - công nghệ trong và ngoài nước; tư vấn, đào tạo, nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân và hợp tác thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài;
- Được cử cán bộ ra nước ngoài để tiến hành các công việc của Viện theo quy định của pháp luật;
- Được lập các chi nhánh hoặc đại diện ở trong nước và ngoài nước theo nhu cầu công việc của Viện được pháp luật cho phép.
…
Theo đó, trong việc hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, thì Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu có các quyền sau:
- Được phép mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi;
- Được nhận tài trợ, tham gia tổ chức hội nghị khoa học - công nghệ quốc tế, hội khoa học - công nghệ trong và ngoài nước; tư vấn, đào tạo, nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân và hợp tác thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài;
- Được cử cán bộ ra nước ngoài để tiến hành các công việc của Viện theo quy định của pháp luật;
- Được lập các chi nhánh hoặc đại diện ở trong nước và ngoài nước theo nhu cầu công việc của Viện được pháp luật cho phép
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?