Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính hiện nay có bao nhiêu phòng? Trưởng phòng có nhiệm vụ gì?
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính hiện nay có bao nhiêu phòng?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính (gọi tắt là Viện 3)
1. Viện 3 có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quy chế này trong lĩnh vực hành chính.
2. Viện 3 có 2 phòng, gồm:
a) Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ án hành chính;
- Nghiên cứu hồ sơ, bản án, quyết định sơ thẩm, đề xuất việc xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để xem xét kháng nghị phúc thẩm và tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành kháng nghị phúc thẩm;
- Tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến các vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm;
- Tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành thông báo rút kinh nghiệm công tác nghiệp vụ kiểm sát; trả lời thỉnh thị về các vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới trong khu vực theo phân công; kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm thông qua công tác giải quyết án; xây dựng các báo cáo, đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác của phòng;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
b) Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiệm vụ:
- Kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính;
- Thực hiện việc rút hồ sơ vụ án từ các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện; nghiên cứu hồ sơ; đề xuất việc xác minh, thu thập chứng cứ, hoãn thi hành án hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy định pháp luật để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tạm đình chỉ thi hành án khi kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết đơn khiếu nại của đương sự hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức về việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; đề xuất việc kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành thông báo rút kinh nghiệm; trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong khu vực theo phân công; kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm thông qua công tác giải quyết án; xây dựng các loại báo cáo, đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác của phòng;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các vụ án hành chính, đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền; tham mưu việc phân công giải quyết án theo sự ủy quyền; kiểm sát các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
Theo đó, Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính hiện nay có 02 phòng gồm:
- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính hiện nay có bao nhiêu phòng? Trưởng phòng có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Trưởng các phòng thuộc Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định Trưởng các phòng thuộc Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng
1. Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo Viện nghiệp vụ xây dựng chương trình công tác, chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngành và của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
2. Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của các Phó Trưởng phòng, công chức và người lao động khác thuộc quyền quản lý;
3. Tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo Viện nghiệp vụ về việc thực hiện chính sách cán bộ; quản lý về mặt hành chính, lao động, công tác thi đua - khen thưởng, tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng trong đơn vị;
4. Chủ động phối hợp với các Trưởng phòng khác để xử lý công việc của phòng và nhiệm vụ chung của Văn phòng, Viện nghiệp vụ;
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo Viện nghiệp vụ giao.
Như vậy, Trưởng các phòng thuộc Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính có nhiệm vụ được quy định nêu trên.
Phó Trưởng các phòng thuộc Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng công việc gì?
Theo Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng phòng
1. Phó Trưởng phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành công việc chung của phòng, được Trưởng phòng phân công thực hiện một số việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
2. Khi Trưởng phòng đi công tác vắng, một Phó Trưởng phòng được phân công quản lý, điều hành công việc của Phòng.
Như vậy, Phó Trưởng phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành công việc chung của phòng, được Trưởng phòng phân công thực hiện một số việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
Khi Trưởng phòng đi công tác vắng, một Phó Trưởng phòng được phân công quản lý, điều hành công việc của Phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?