Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ bao nhiêu biên chế trở lên thì được có tối đa 3 Phó Viện trưởng?
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm bao nhiêu bộ phận?
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý về công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Cơ cấu bộ máy làm việc:
a) Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có 03 bộ phận, cụ thể như sau:
- Bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (gọi tắt là: Bộ phận Văn phòng tổng hợp);
- Bộ phận Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm án hình sự, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (gọi tắt là: Bộ phận Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự);
- Bộ phận Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc thi hành án dân sự, hành chính (gọi tắt là: Bộ phận Kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính).
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 30 biên chế trở lên và có số lượng án hình sự khởi tố mới bình quân 03 năm gần nhất từ 500 vụ/năm trở lên hoặc thụ lý, giải quyết số lượng vụ, việc dân sự, vụ án hành chính từ 3000 vụ/năm trở lên được thành lập 03 phòng, gồm:
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có 03 bộ phận, cụ thể như sau:
(1) Bộ phận Văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
(2) Bộ phận Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm án hình sự, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
(3) Bộ phận Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc thi hành án dân sự, hành chính.
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm bao nhiêu bộ phận? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ bao nhiêu biên chế trở lên thì được có tối đa 3 Phó Viện trưởng?
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 6 Quy định cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý về công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
...
2. Cơ cấu lãnh đạo, quản lý:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có đến 09 biên chế được cơ cấu Viện trưởng và 01 Phó Viện trưởng;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 10 đến 19 biên chế được cơ cấu Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 20 biên chế trở lên được cơ cấu Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng;
d) Cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy định này.
3. Cơ cấu công chức:
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các ngạch; công chức chuyên môn nghiệp vụ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm kế toán, văn thư, lưu trữ và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phân công.
Như vậy, theo quy định, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 20 biên chế trở lên thì được cơ cấu Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng.
Cơ cấu công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định thế nào?
Cơ cấu công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý về công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ban hành kèm theo Quyết định 189/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Cơ cấu bộ máy làm việc, cơ cấu lãnh đạo, quản lý và công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
...
2. Cơ cấu lãnh đạo, quản lý:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có đến 09 biên chế được cơ cấu Viện trưởng và 01 Phó Viện trưởng;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 10 đến 19 biên chế được cơ cấu Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có từ 20 biên chế trở lên được cơ cấu Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng;
d) Cơ cấu lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Quy định này.
3. Cơ cấu công chức:
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các ngạch; công chức chuyên môn nghiệp vụ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm kế toán, văn thư, lưu trữ và các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phân công.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có:
(1) Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các ngạch;
(2) Công chức chuyên môn nghiệp vụ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm kế toán, văn thư, lưu trữ;
(3) Các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?