Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
- Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ không?
- Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
- Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ không?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
Chức năng
Viện có chức năng kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm; chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực được phân công; thông tin truyền thông và triển khai các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo chức năng của mình.
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ? (Hình từ Internet)
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ
...
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ:
a) Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phép thử, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm;
b) Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền công bố, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm thực phẩm;
c) Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
d) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khoa học và công nghệ quốc gia, quốc tế về kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam;
đ) Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phép thử, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền công bố, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm thực phẩm;
- Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khoa học và công nghệ quốc gia, quốc tế về kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam;
- Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?
Theo đó, quyền hạn của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định tại Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 như sau:
(1) Viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
(2) Được lấy mẫu thực phẩm của các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối, bảo quản thực phẩm trong cả nước để phục vụ cho công tác kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
(3) Được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, vật liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của Viện khi cần.
(4) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về năng lực hoạt động và kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm của các đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm trong ngành y tế theo yêu cầu của Bộ Y tế, của các cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan.
(5) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
(6) Được thực hiện các dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn và các dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật khi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có yêu cầu.
(7) Được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, mời chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia các lĩnh vực hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.
(8) Được sản xuất, phân phối, cung ứng chất chuẩn, chất đối chiếu hóa học, sinh học, mẫu chuẩn, mẫu thử nghiệm, bộ xét nghiệm nhanh và động thực vật thí nghiệm.
(9) Được nhập khẩu, mua sắm hóa chất, chất chuẩn, thuốc thử, mẫu chuẩn, sinh phẩm chuẩn đoán, vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của Viện theo quy định.
(10) Được thu phí, lệ phí, giá dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm và các dịch vụ khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?