Viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường thì được hưởng mức phụ cấp lưu động là bao nhiêu?
Viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường thì được hưởng mức phụ cấp lưu động là bao nhiêu?
Mức phụ cấp lưu động đối với viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2014/TT-BTNMT như sau:
Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng
1. Phụ cấp trách nhiệm công việc
Áp dụng hệ số 0,2 mức lương cơ sở đối với:
a) Trưởng nhóm (hoặc tổ trưởng) quan trắc tài nguyên môi trường.
b) Đội trưởng (hoặc tổ trưởng) đội khoan tài nguyên nước.
c) Đội trưởng (hoặc tổ trưởng) tổ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Phụ cấp lưu động
Áp dụng hệ số 0,4 mức lương cơ sở đối với viên chức trực tiếp quan trắc tài nguyên môi trường; thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Áp dụng hệ số 0,1 mức lương cơ sở đối với:
a) Viên chức trực tiếp quan trắc tài nguyên môi trường.
b) Viên chức trực tiếp làm công việc phân tích mẫu cơ lý đất, cơ lý đá, cơ lý nước; đo địa vật lý về tài nguyên nước.
Như vậy, theo quy định, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường thì được hưởng mức phụ cấp lưu động 0,4 so với mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp lưu động = 0,4 x 1.800.000 = 720.000 đồng.
Như vậy, đối với viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường thì được hưởng mức phụ cấp lưu động là 720.000 đồng.
Viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ quan trắc tài nguyên môi trường thì được hưởng mức phụ cấp lưu động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trình độ cao đẳng thì có được làm viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3 hay không?
Tiêu chuẩn đối với viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3 được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau:
Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III - Mã số: V.06.05.14
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường;
b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Thành thạo trong hoạt động quan trắc; lập được báo cáo quan trắc thành phần tài nguyên môi trường;
b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quan trắc và kỹ thuật sử dụng trang thiết bị quan trắc, an toàn lao động;
c) Nắm được Điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc Điểm tài nguyên và môi trường, thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ về quan trắc trong và ngoài nước.
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Viên chức thăng hạng từ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV lên chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III phải có thời gian giữ chức danh quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV ít nhất 01 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng.
Theo quy định, để được bổ nhiệm chức danh viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3 thì cá nhân cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.
Như vậy, chỉ có trình độ cao đẳng thì không được làm viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3.
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3 có nhiệm vụ gì?
Viên chức Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng 3 có cá nhiệm vụ cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) như sau:
(1) Thực hiện chương trình quan trắc theo quy định; tham gia xây dựng, lập kế hoạch các chương trình quan trắc;
(2) Hướng dẫn, tham gia hoặc trực tiếp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường từ hạng tương đương trở xuống trong hoạt động quan trắc theo quy định;
(3) Lập các báo cáo quan trắc; tham gia xây dựng đề tài, dự án về quan trắc tài nguyên môi trường;
(4) Tham gia hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật quan trắc trong hoạt động quan trắc; sử dụng trang thiết bị theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?