Viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được biệt phái trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không?
- Viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được biệt phái trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không?
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyết định biệt phái đối với viên chức theo nhiệm vụ đột xuất đúng không?
- Thời hạn biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất trong thời gian tối đa bao lâu?
- Để biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất thực hiện như thế nào?
Viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được biệt phái trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không?
Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Các trường hợp biệt phái
1. Việc biệt phái CCVC được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Không thực hiện việc biệt phái CCVC trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
b) Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
c) Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
d) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Như vậy, theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách thì việc biệt phái viên chức được thực hiện.
Tuy nhiên không thực hiện việc biệt phái viên chức trong những trường hợp cụ thể tại khoản 2 nêu trên.
Viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có được biệt phái trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyết định biệt phái đối với viên chức theo nhiệm vụ đột xuất đúng không?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền biệt phái
...
2. Bộ trưởng quyết định tiếp nhận biệt phái viên chức của các cơ sở giáo dục đại học tới làm việc tại các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ GDĐT, Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, Ban Quản lý các dự án.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đến làm việc tại các đơn vị có nhu cầu tiếp nhận biệt phái.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tiếp nhận biệt phái viên chức của các cơ sở giáo dục đại học tới làm việc tại các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ GDĐT, Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, Ban Quản lý các dự án.
Thời hạn biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất trong thời gian tối đa bao lâu?
Căn cứ theo Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thời hạn biệt phái như sau:
Thời hạn biệt phái
Thời hạn biệt phái CCVC không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Để biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục biệt phái như sau:
Trình tự, thủ tục biệt phái
1. Trình tự, thủ tục biệt phái CCVC:
a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, sở trường của công chức, viên chức, người đứng đầu đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này trình Bộ trưởng nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái (danh sách CCVC, nhiệm vụ cụ thể, thời hạn biệt phái).
b) Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định chủ trương thực hiện; thông báo ý kiến của Bộ trưởng.
c) Sau khi được Bộ trưởng đồng ý về chủ trương thực hiện, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái: (i) gặp gỡ công chức, viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức, viên chức đề xuất ý kiến; (ii) gửi văn bản và làm việc trực tiếp với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị nơi công chức (không áp dụng đối với cấp Vụ), viên chức đang công tác về chủ trương biệt phái và lấy ý kiến nhận xét, đánh giá CCVC.
d) Đơn vị có nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định tiếp nhận biệt phái.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định trình tự, thủ tục quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, trình tự, thủ tục biệt phái viên chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm vụ đột xuất thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?