Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận kể từ thời điểm nào?
- Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận kể từ thời điểm nào?
- Viên chức ngoại giao đang trên đường đi nhận chức mà quá cảnh tại Nước thứ ba thì họ có được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước này không?
- Viên chức ngoại giao có được tiến hành ở Nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích kiếm lợi riêng không?
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận kể từ thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại
3. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.
4. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận từ khi vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức. Nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Viên chức ngoại giao đang trên đường đi nhận chức mà quá cảnh tại Nước thứ ba thì họ có được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước này không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nếu viên chức ngoại giao đi qua hoặc đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba mà nước này đã cấp thị thực cho người đó, trong trường hợp cần phải có thị thực, để đi nhận chức hoặc để trở lại nhiệm sở của họ, hoặc để về nước thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về. Nước thứ ba cũng làm như thế đối với những thành viên gia đình của viên chức ngoại giao đó được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đó khi cùng đi với họ hoặc đi riêng để đến với họ hoặc để về nước.
2. Trong những điều kiện tương tự như những điều kiện nêu ở Đoạn 1 của Điều này, nước thứ ba không được cản trở việc đi qua lãnh thổ mình của các nhân viên hành chính và kỹ thuật hoặc nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện và thành viên gia đình họ.
3. Nước thứ ba phải dành cho thư tín và các truyền thông chính thức khác khi quá cảnh, kể cả các điện tín bằng mật mã hoặc số hiệu, quyền tự do và sự bảo hộ như ở Nước tiếp nhận. Nước thứ ba phải dành cho giao thông viên ngoại giao đã được cấp thị thực hộ chiếu, trong trường hợp cần phải có thị thực, và cho túi ngoại giao khi quá cảnh quyền bất khả xâm phạm và sự bảo hộ như Nước tiếp nhận dành cho giao thông viên ngoại giao và túi ngoại giao đó.
4. Những nghĩa vụ của nước thứ ba được nêu trong các Đoạn 1, 2 và 3 của Điều này, cũng được áp dụng đối với những người nêu trong các đoạn đó, cũng như đối với các truyền thông chính thức và túi ngoại giao khi ở trên lãnh thổ Nước thứ ba vì lý do bất khả kháng.
Theo đó, viên chức ngoại giao đang trên đường đi nhận chức mà quá cảnh tại Nước thứ ba thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về.
Viên chức ngoại giao có được tiến hành ở Nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích kiếm lợi riêng không?
Căn cứ theo Điều 42 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Viên chức ngoại giao không được tiến hành ở Nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
Như vậy, viên chức ngoại giao không được tiến hành ở Nước tiếp nhận một hoạt động nghề nghiệp nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?