Viên chức nghỉ không hưởng lương có là nghỉ việc riêng không? Viên chức nghỉ không lương thì có phải đóng BHXH không?
Viên chức nghỉ không hưởng lương có phải là nghỉ việc riêng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, viên chức nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Các quy định về việc nghỉ việc riêng có quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trường hợp nghỉ không hưởng lương không phải là nghỉ việc riêng. Viên chức nếu muốn nghỉ không hưởng lương thì phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức nghỉ không hưởng lương có là nghỉ việc riêng không?
Viên chức nghỉ không hưởng lương thì có phải đóng BHXH không?
Trong thời gian viên chức nghỉ không hưởng lương này thì sẽ không tham gia BHXH vì căn cứ để đóng BHXH là tiền lương tháng mà viên chức nhận, trong tháng không hưởng lương thì sẽ không tham gia BHXH. Tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Bên cạnh đó, tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định này cũng quy định:
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, nếu như viên chức nghỉ việc không hưởng lương thì sẽ không đóng BHXH.
Trong thời nghỉ không hưởng lương, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trường hợp nghỉ không hưởng lương không phải là nghỉ việc riêng anh nhé. Viên chức nếu muốn nghỉ không hưởng lương thì phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Chưa rõ việc xử lý kỷ luật là nghỉ không hưởng lương không có sự đồng ý (tự ý nghỉ việc) có bị xử lý kỷ luật hay là tiến hành xử lý kỷ luật trong thời gian viên chức này nghỉ không hưởng lương.
Trường hợp tự ý nghỉ việc không có sự đồng ý tùy theo thời gian nghỉ, mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo nhiều hình thức khác nhau. Còn về xử lý kỷ luật trong thời gian nghỉ không hưởng lương hiện không có quy định đề cập cụ thể.
Ngoài thời gian làm việc thì viên chức có được làm công việc khác không?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Như vậy, ngoài thời gian làm việc thì viên chức vẫn được làm các công việc khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?