Viên chức ngành hàng không chức danh loại B khi nâng phụ cấp thâm niên vượt khung phải có điều kiện về thời gian ra sao?
- Viên chức ngành hàng không chức danh loại B khi nâng phụ cấp thâm niên vượt khung phải có điều kiện về thời gian ra sao?
- Viên chức ngành hàng không bị cách chức thì thời gian xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung có ảnh hưởng không?
- Các trường hợp không được tính vào thời gian để nâng phụ cấp thâm niên vượt khung của viên chức ngành hàng không ra sao?
Viên chức ngành hàng không chức danh loại B khi nâng phụ cấp thâm niên vượt khung phải có điều kiện về thời gian ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-CHK năm 2016 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Về thời gian
- Công chức, viên chức và người lao động (đối với ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0) sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
- Đối với ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
...
Theo đó, viên chức ngành hàng không chức danh loại B khi nâng phụ cấp thâm niên vượt khung phải có điều kiện như sau:
- Đối với ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó;
Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Viên chức ngành hàng không (Hình từ internet)
Viên chức ngành hàng không bị cách chức thì thời gian xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung có ảnh hưởng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-CHK năm 2016 như sau:
Thời gian bị kéo dài xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Trong thời gian giữ bậc lương (hoặc thâm niên vượt khung) hiện tại, nếu công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
a) Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định.
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
c) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng phụ cấp thâm niên vượt khung là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b Khoản này.
d) Trường hợp công chức, viên chức và người lao động bị các hình thức kỷ luật đảng, đoàn thể, việc kéo dài thời gian nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cũng thực hiện theo quy định tương ứng với từng hình thức bị kỷ luật đã nêu ở trên.
2. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền
Kết luận là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, thì được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung; được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu viên chức ngành hàng không bị xử lý bằng hình thức cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định.
Cụ thể trường hợp này thì viên chức ngành hàng không bị cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
Các trường hợp không được tính vào thời gian để nâng phụ cấp thâm niên vượt khung của viên chức ngành hàng không ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-CHK năm 2016 như sau:
Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để nâng phụ cấp thâm niên vượt khung
Thời gian được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng và nâng phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng như đối với nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này.
Theo đó, thời gian được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng và nâng phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng như đối với nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?