Viên chức lãnh sự có thuê người làm mà tiền lương hay tiền công của họ không được miễn thuế thu nhập ở Nước tiếp nhận thì các viên chức này cần làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Viên chức lãnh sự có thuê người làm mà tiền lương hay tiền công của họ không được miễn thuế thu nhập ở Nước tiếp nhận thì các viên chức này cần làm gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Long An.

Viên chức lãnh sự có thuê người làm mà tiền lương hay tiền công của họ không được miễn thuế thu nhập ở Nước tiếp nhận thì các viên chức này cần làm gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Miễn thuế
1. Các viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và các thành viên gia đình họ cùng sống trong một hộ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí về nhân thân hay tài sản do nhà nước, địa phương hoặc thành phố thu, trừ:
a) Thuế gián thu thuộc loại thường được gộp vào giá hàng hoá hay dịch vụ:
b) Thuế và lệ phí đánh vào bất động sản của tư nhân trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, trừ những quy định ở Điều 32;
c) Thuế do Nước tiếp nhận đánh vào tài sản thừa kế, việc thừa kế và việc chuyển nhượng tài sản, trừ các quy định ở khoản (b) Điều 51;
d) Thuế và lệ phí đánh vào thu nhập cá nhân, bao gồm thu nhập từ vốn đầu tư có nguồn gốc ở Nước tiếp nhận và thuế đánh vào khoản vốn đầu tư trong những hoạt động thương mại hoặc tài chính ở Nước tiếp nhận;
e) Khoản thu đối với những dịch vụ riêng biệt;
f) Lệ phí đăng ký, lệ phí toà án hoặc hồ sơ, lệ phí thế chấp và tiền tem trừ những quy định của Điều 32.
2. Các nhân viên phục vụ được miễn thuế và lệ phí đánh vào tiền công phục vụ của họ.
3. Thành viên cơ quan lãnh sự có thuê người làm mà tiền lương hay tiền công của họ không được miễn thuế thu nhập ở Nước tiếp nhận, thì thành viên đó phải tuân thủ các nghĩa vụ do luật và quy định của Nước tiếp nhận đặt ra đối với người thuê lao động liên quan đến việc thu thuế thu nhập.

Như vậy, viên chức lãnh sự có thuê người làm mà tiền lương hay tiền công của họ không được miễn thuế thu nhập ở Nước tiếp nhận thì các viên chức đó phải tuân thủ các nghĩa vụ do luật và quy định của Nước tiếp nhận đặt ra đối với người thuê lao động liên quan đến việc thu thuế thu nhập.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Những đồ dùng nhập khẩu để tạo lập nơi ở lần đầu của viên chức lãnh sự có được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn tất cả các loại thuế quan và lệ phí có liên quan không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Miễn thuế quan và miễn kiểm tra hải quan
1. Theo đúng luật và các quy định mà mình có thể đặt ra, Nước tiếp nhận cho phép nhập và miễn tất cả các loại thuế quan và lệ phí có liên quan, trừ phí bảo quản, cước vận chuyển và phí thu về những việc phục vụ tương tự, đối với:
a) Các đồ dùng chính thức của cơ quan lãnh sự;
b) Các vật dụng cá nhân của viên chức lãnh sự hoặc của các thành viên gia đình cùng sống trong một hộ với viên chức lãnh sự, kể cả những vật dụng để tạo lập chỗ ở của người đó. Những vật phẩm để tiêu dùng không được vượt quá số lượng cần thiết cho việc sử dụng tiếp của những người này.
2. Các nhân viên lãnh sự được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn thuế quy định ở khoản 1 Điều này đối với những đồ dùng nhập khẩu để tạo lập nơi ở lần đầu.
3. Hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và của thành viên gia đình cùng sống trong một hộ, được miễn kiểm tra hải quan. Chỉ có thể kiểm tra hành lý đó khi có lý do chính đáng để tin rằng bên trong có chứa những đồ vật khác với những đồ vật nói ở mục (b) khoản 1 Điều này, hoặc những đồ vật mà luật và quy định của Nước tiếp nhận cấm nhập hoặc xuất khẩu hoặc những đồ vật phải tuân theo luật quy định về phòng dịch. Việc kiểm tra này phải được tiến hành với sự có mặt của viên chức lãnh sự hoặc của thành viên gia đình viên chức lãnh sự đó.

Theo đó, những đồ dùng nhập khẩu để tạo lập nơi ở lần đầu của viên chức lãnh sự có được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn tất cả các loại thuế quan và lệ phí có liên quan theo quy định khoản 1 Điều này.

Viên chức lãnh sự phải đóng góp cá nhân và phục vụ công cộng tại Nước tiếp nhận dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 52 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Miễn phục vụ và đóng góp cá nhân
Nước tiếp nhận miễn cho các thành viên cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình cùng sống trong một hộ với họ mọi đóng góp cá nhân và phục vụ công cộng dưới mọi hình thức cũng như những nghĩa vụ đối với quân đội như trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình.

Như vậy, viên chức lãnh sự được miễn đóng góp cá nhân và phục vụ công cộng tại Nước tiếp nhận dưới mọi hình thức cũng như những nghĩa vụ đối với quân đội như trưng dụng, đóng góp về quân sự và cho đóng quân trong nhà mình.

Viên chức lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức lãnh sự được miễn bảo hiểm xã hội theo quy định của Nước tiếp nhận nhưng họ vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không?
Pháp luật
Công dân Nước cử có được tự do liên lạc với viên chức lãnh sự danh dự không? Nếu được thì được thực hiện theo quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể bị yêu cầu mở ra hoặc giữ lại trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà chức trách của Nước tiếp nhận có lý để yêu cầu mở túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu nhưng bị từ chối thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự thì có được áp dụng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Hai cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu ở hai Nước khác nhau không được trao đổi túi lãnh sự cho nhau trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có được lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự của viên chức này không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người không còn là thành viên gia đình của viên chức lãnh sự có ý định rời khỏi Nước tiếp nhận thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến lúc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức lãnh sự
887 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào