Viên chức chuyên ngành công tác xã hội có những chức danh nào? Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp với viên chức chuyên ngành công tác xã hội như thế nào?
- Viên chức chuyên ngành công tác xã hội có những chức danh nào?
- Viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội có những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chức danh và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội như sau:
Chức danh và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội
1. Công tác xã hội viên chính; Mã số: V.09.04.01
2. Công tác xã hội viên; Mã số: V.09.04.02
3. Nhân viên công tác xã hội; Mã số: V.09.04.03
Theo đó, viên chức chuyên ngành công tác xã hội có những chức danh sau:
- Công tác xã hội viên chính;
- Công tác xã hội viên;
- Nhân viên công tác xã hội.
Từng chức danh có mã số chức danh nghề nghiệp tương ứng nêu trên.
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội có những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành công tác xã hội
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định cụ thể tại Chương II của Thông tư này và tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành công tác xã hội như sau:
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.
2. Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.
3. Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
4. Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
5. Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
Theo đó, viên chức chuyên ngành công tác xã hội phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành công tác xã hội như sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước.
- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng. Tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng và khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp.
- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc áp dụng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
...
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong đơn vị;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng trong đơn vị quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp công tác xã hội tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong đơn vị và những trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?