Viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay nếu sau khi phẫu thuật bị nhiễm trùng nặng thì phải xử lý ra sao? Chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay nếu sau khi phẫu thuật bị nhiễm trùng nặng thì phải xử lý ra sao?
- Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào?
- Người thực hiện phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay tiến hành theo các bước ra sao?
Viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay nếu sau khi phẫu thuật bị nhiễm trùng nặng thì phải xử lý ra sao?
Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VII Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương
- Nhiễm khuẩn huyết; Dính gân gấp bàn tay: Phẫu thuật gỡ dính
...
Theo quy định trên về việc theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nếu có như sau:
- Nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương
- Nhiễm khuẩn huyết; Dính gân gấp bàn tay: Phẫu thuật gỡ dính
Như vậy, nếu bệnh nhân sau khi phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay mà trong quá trình theo dõi phát hiện ra họ bị nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY
...
II. CHỈ ĐỊNH
Khi chẩn đoán qua 4 triệu chứng viêm mủ gân của Kanavel
- Ngón tay ở tư thế gấp
- Cả ngón sưng to đều
- Căng đau trên bao gân
- Vận động thu động duỗi ngón nhất là đầu ngón thì đau nhói
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khác bàn tay
...
Theo đó, phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay sẽ chỉ định trong trường hợp như sau:
Khi chẩn đoán qua 4 triệu chứng viêm mủ gân của Kanavel
- Ngón tay ở tư thế gấp
- Cả ngón sưng to đều
- Căng đau trên bao gân
- Vận động thu động duỗi ngón nhất là đầu ngón thì đau nhói
Có thể thấy rằng phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay sẽ được chỉ định nếu thuộc trong 4 trường hợp được quy định trên.
Tuy nhiên, ngược lại có trường hợp sẽ chống chỉ định đó là: Cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khác bàn tay
Như vậy, trường hợp bệnh nhân phải cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khác bàn tay nếu thuộc trường hợp này thì người bệnh có thể sẽ không được phẫu thuật.
Người thực hiện phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay tiến hành theo các bước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Cần chẩn đoán và làm hồ sơ đầy đủ. Giải thích đầy đủ bệnh và quá trình điều trị cho người bệnh.
2. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ phẫu tích bàn tay, cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:
- Ga rô cánh tay: Tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg.
- Rạch da dọc bên ngón tay, thường rạch bên trụ, ngón 1 và 5 rạch bên quay, đường rạch dọc hơi ra phía sau mu tay, bóc tách tới bao gân, rạch bao hoạt dịch giữa ròng rọc A3 và A4.
- Đường rạch thứ 2 rạch ngang ở gan tay trên nếp gấp để dẫn lưu túi cùng trên bao hoạt dịch, cắt bỏ bao hoạt dịch giữa các ròng rọc, để lại day chằng vòng
- Bơm rửa sạch, lấy dịch cấy Vk, làm KSĐ
- Dẫn lưu băng ép, nẹp bột, khâu muộn sau 48h
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Thay băng vết thương
- Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ
- Nẹp bột bất động bàn tay
Theo đó, phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay sẽ có bước thực hiện được quy định như sau:
+ Người bệnh: Cần chẩn đoán và làm hồ sơ đầy đủ. Giải thích đầy đủ bệnh và quá trình điều trị cho người bệnh.
+ Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
+ Phương tiện trang thiết bị: Bộ phẫu tích bàn tay, cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ
Tiếp đến là người thực hiện sẽ phải tuân theo các bước tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1. Sử dụng phương pháp vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
Bước 2. Người thực hiện sử dụng kỹ thuật:
- Ga rô cánh tay: Tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg.
- Rạch da dọc bên ngón tay, thường rạch bên trụ, ngón 1 và 5 rạch bên quay, đường rạch dọc hơi ra phía sau mu tay, bóc tách tới bao gân, rạch bao hoạt dịch giữa ròng rọc A3 và A4.
- Đường rạch thứ 2 rạch ngang ở gan tay trên nếp gấp để dẫn lưu túi cùng trên bao hoạt dịch, cắt bỏ bao hoạt dịch giữa các ròng rọc, để lại day chằng vòng
- Bơm rửa sạch, lấy dịch cấy Vk, làm KSĐ
- Dẫn lưu băng ép, nẹp bột, khâu muộn sau 48h
Như vậy có thể thấy rằng phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay yêu cầu người thực hiện phẫu thuật phải tuân thủ theo các bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?