Việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo hình thức nào?
Việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo hình thức nào?
Công tác văn thư bao gồm các công việc: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ GDĐT; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ; quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Công tác lưu trữ bao gồm các công việc: Thu thập, phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của Bộ GDĐT; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ; nộp tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử; tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
Theo đó trong quá trình thực hiện công tác văn thư thì việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 31 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
- Đối với văn bản cần lấy ý kiến, ký văn bản gửi các cơ quan.
- Đối với dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị để giải quyết, thống nhất.
- Đối với văn bản không cần lấy ý kiến hoặc không còn ý kiến khác nhau:
+ Nếu đồng ý với ý kiến đề xuất trong phiếu trình, ký dự thảo văn bản hoặc ủy quyền cho lãnh đạo đơn vị ký.
+ Nếu không đồng ý với ý kiến đề xuất trong phiếu trình, có ý kiến chỉ đạo để chỉnh sửa.
- Cho ý kiến đối với đơn vị chủ trì để xử lý vướng mắc trong quá trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản bảo đảm đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo hình thức nào? (hình từ internet)
Công việc cụ thể của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xử lý văn bản được quy định thế nào?
Công việc cụ thể của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xử lý văn bản được quy định tại Phụ lục XII Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023, cụ thể như sau:
Người thực hiện | Nội dung công việc |
Lãnh đạo Bộ | Đối với văn bản đến liên quan đến nhiều đơn vị, cá nhân, Lãnh đạo Bộ xác định đơn vị hoặc cá nhân chủ trì, đơn vị hoặc cá nhân phối hợp, thời hạn giải quyết văn bản và ý kiến chỉ đạo nội dung giải quyết. |
Lãnh đạo đơn vị/Văn thư đơn vị | Căn cứ nội dung văn bản, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và vị trí việc làm của công chức, viên chức trong đơn vị, người đứng đầu đơn vị cho ý kiến xử lý văn bản trong Hệ thống E-Office và chuyển cho: - Cấp phó của người đứng đầu (thuộc lĩnh vực phụ trách) để tổ chức thực hiện (nếu cần); - Công chức, viên chức trong đơn vị chủ trì giải quyết (trường hợp đơn vị được giao chủ trì giải quyết) hoặc phối hợp giải quyết (trường hợp đơn vị được giao phối hợp giải quyết); - Lãnh đạo đơn vị phối hợp giải quyết (nếu cần). |
Theo đó, đối với văn bản đến liên quan đến nhiều đơn vị, cá nhân, Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm xác định đơn vị hoặc cá nhân chủ trì, đơn vị hoặc cá nhân phối hợp, thời hạn giải quyết văn bản và ý kiến chỉ đạo nội dung giải quyết.
Trách nhiệm đôn đốc việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Theo Điều 32 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3666/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Khi nhận được văn bản đến, lãnh đạo đơn vị được giao chủ trì giải quyết văn bản đến có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ xin ý kiến chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý văn bản đến đúng thời hạn, có chất lượng.
2. Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn trả lời thì thời hạn giải quyết được thực theo Quy chế làm việc của cơ quan Bộ GDĐT.
3. Văn thư đơn vị giúp lãnh đạo đơn vị theo dõi, đôn đốc giải quyết văn bản đến đúng thời hạn quy định.
4. Văn thư cơ quan có trách nhiệm tổng hợp số liệu văn bản đến đã được giải quyết, đã đến hạn nhưng chưa được giải quyết để báo cáo Chánh Văn phòng.
5. Đối với văn bản đến có dấu “Tài liệu thu hồi”, Văn thư cơ quan, Văn thư đơn vị có trách nhiệm theo dõi, thu hồi hoặc gửi trả lại nơi gửi theo đúng thời hạn quy định.
6. Chánh Văn phòng có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình hình, tiến độ và kết quả giải quyết văn bản đến của các đơn vị để thông báo, nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị giải quyết văn bản đến đúng tiến độ.
Như vậy, trách nhiệm đôn đốc việc xử lý văn bản đến ở cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?