Việc xử lý tài sản của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi giải thế được quy định như thế nào?
Việc xử lý tài sản của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi giải thế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 quy định về việc giải thể Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài:
Theo đó, việc xử lý tài chính, tài sản của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi giải thể được quy định như sau:
- Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của Hiệp hội mà Hiệp hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản, tài chính và thanh toán đầy đủ các khoản nợ sau khi Hiệp hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại của Hiệp hội do Ban Thường trực quyết định phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý: trừ trường hợp bị giải thể, ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có thể tự giải thể khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên chính thức tại Đại hội nhất trí đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Việc xử lý tài sản của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi giải thế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tư cách hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài có mặc nhiên chấm dứt khi Hiệp hội giải thể không?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 quy định về chấm dứt tư cách hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Chấm dứt tư cách hội viên
1. Tư cách hội viên sẽ tự chấm dứt nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) Pháp nhân của doanh nghiệp bị chấm dứt khi tòa án tuyên bố giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Cá nhân hội viên bị chết;
c) Cá nhân hội viên bị tòa án kết tội hoặc bị trục xuất do vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
2. Theo quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội khi vi phạm một trong những trường hợp sau:
a) Hội viên không tuân thủ Điều lệ Hiệp hội; không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định, nghị quyết của Hiệp hội;
b) Hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội.
3. Hội viên có văn bản gửi Ban Thường trực Hiệp hội 30 (ba mươi) ngày trước khi chấm dứt tư cách hội viên của mình.
4. Hội viên bị chấm dứt tư cách hội viên theo quy định tại Khoản 2 Điều này có quyền khiếu nại lên Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc Đại hội đại biểu Hiệp hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.
Như vậy, tư cách hội viên Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ tự chấm dứt khi pháp nhân của doanh nghiệp bị chấm dứt khi tòa án tuyên bố giải thể theo quy định của pháp luật.
Tôn chỉ, mục đích thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013 thì tôn chỉ, mục đích thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài như sau:
- Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhằm huy động năng lực của cá nhân và tập thể doanh nghiệp vì lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng và của đất nước Việt Nam.
- Tạo môi trường để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội trong và ngoài nước, nhờ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Liên kết, phối hợp và hỗ trợ các hội viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi góp phần vào sự ổn định, phát triển và thành đạt của các hội viên trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ tại Việt Nam và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tên tiếng Anh của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là: Business Association of Overseas Vietnamese.
Tên viết tắt: BAOOV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?