Việc xếp loại học lực cho học sinh trung học phổ thông theo học kỳ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào? Học sinh để được lên lớp thì phải được xếp loại học lực từ mức nào trở lên?
Để tính điểm môn học của học sinh sau mỗi học kỳ thì phải tính theo công thức nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học như sau:
"Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này như sau:
b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
..."
Theo quy định vừa nêu trên thì công thức để tính điểm trung bình môn học được tính bằng công thức sau:
- Điểm trung bình môn trong học kỳ:
- Đối với điểm trung bình môn cả năm:
Việc xếp loại học lực cho học sinh theo học kỳ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Việc xếp loại học lực cho học sinh theo học kỳ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông nan hành kèm theo Thông tư 58/TT-BGDĐT (bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn xếp loại học lực cho học sinh như sau:
"Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
...."
Theo quy định trên thì việc xếp loại học lực cho học sinh được thực hiện dựa theo tiêu chuẩn về điểm trung bình các môn, không có môn nào dưới mức điểm quy định và kết quả của các môn đánh giá bằng nhận xét.
Học sinh để được lên lớp thì phải được xếp loại học lực từ mức nào trở lên?
Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông nan hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn để học sinh lên lớp hoặc không được lên lớp như sau:
"Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nh
3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.".
Theo quy định, học sinh phải có hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên và nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học thì mới đủ điều kiện lên lớp.
Như vậy, học lực của học sinh phải được xếp loại học lực từ mức trung bình trở lên thì mới thỏa mãn điều kiện về học lực để lên lớp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?