Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
- Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được căn cứ vào đâu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
...
Căn cứ trên quy định căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc lồng ghép trong Kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
Căn cứ vào đâu để xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về việc xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý như sau:
- Khi xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý hàng năm hoặc triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới và đề ra các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
- Nội dung xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý bao gồm:
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý;
+ Phân tích cơ cấu nam, nữ trong tổng số vụ việc, tổng số người được trợ giúp pháp lý và trong các vụ việc quy định tại Điều 12 Thông tư này;
+ Phân tích khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ (nếu có);
+ Xác định vấn đề giới, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ.
Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
...
2. Nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bao gồm:
a) Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
b) Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
d) Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
đ) Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Theo đó, nội dung lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý gồm:
- Công tác thông tin, truyền thông về quyền của người được trợ giúp pháp lý liên quan đến bình đẳng giới; về phòng, chống bạo lực gia đình; về phòng, chống nạn mua bán người; phòng, chống xâm hại tình dục;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BTP;
- Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình;
- Thu hút sự tham gia của cả nam và nữ trong việc xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý và trong việc theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đó;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình;
- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?