Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 được gắn với những quan điểm chủ đạo nào?
Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 được gắn với những quan điểm chủ đạo nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 về quan điểm như sau:
Phê duyệt “Chiến lược nợ công đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 gắn với sáu quan điểm chủ đạo sau:
a) Bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; các Văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Công tác quản lý nợ công luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ, vay nợ phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Trong bối cảnh tình hình mới nhiều khó khăn, thách thức, nợ công tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng bền vững. Trong huy động tiếp tục thực hiện nguyên tắc nguồn vay trong nước là cơ bản, quyết định, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với nguồn vay nước ngoài là quan trọng.
b) Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay trả nợ công. Nguồn lực nợ công cần tập trung vào bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vay theo nhu cầu sử dụng vốn.
c) Quản lý nợ công chặt chẽ là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng vốn; nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, vai trò chủ động của ngân sách địa phương.
d) Việc huy động vốn phải tính toán kỹ lưỡng trong khả năng trả nợ của từng cấp ngân sách, từng đối tượng vay vốn. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ và hệ số tín nhiệm quốc gia.
đ) Phát triển các kênh huy động vốn đi đôi với tái cơ cấu danh mục nợ để tăng tính bền vững.
e) Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công; đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về sử dụng vốn vay và trả nợ công.
...
Theo đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 được gắn với sáu quan điểm chủ đạo được quy định tại khoản 1 Điều 1 nêu trên.
Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 (Hình từ Internet)
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu tổng quát như sau:
Phê duyệt “Chiến lược nợ công đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
...
2. Mục tiêu tổng quát
Tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
...
Theo quy định trên, mục tiêu tổng quát của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 là tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ.
Và duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 có những mục tiêu cụ thể nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu cụ thể như sau:
Phê duyệt “Chiến lược nợ công đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
...
3. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
b) Dự kiến đến năm 2030.
- Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP.
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
- Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
...
Như vậy, mục tiêu cụ thể của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2035 là kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
Và dự kiến đến năm 2030 nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?