Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?
- Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?
- Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được tiến hành khi nào?
- Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước bao gồm những gì?
Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh (sau đây gọi chung là quy hoạch).
Đối với Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia sẽ được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch. Cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cơ quan lập quy hoạch thực hiện việc lập quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và lập quy hoạch.
4. Thời gian xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 09 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ; thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt. Trường hợp cần gia hạn, Cơ quan lập quy hoạch báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc điều chỉnh kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 03 tháng đối với xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và không quá 12 tháng đối với lập quy hoạch.
5. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, rà soát, điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thực hiện trong vòng 09 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ.
Trường hợp cần gia hạn thời gian nêu trên thì Cơ quan lập quy hoạch báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc điều chỉnh kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 03 tháng.
Lưu ý: Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh (sau đây gọi chung là quy hoạch).
Đối với Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia sẽ được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Việc xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thực hiện trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 53/2024/NĐ-CP về thẩm định có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước như sau:
Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước;
c) Các thành viên của Hội đồng bao gồm: đại diện cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện tổ chức lưu vực sông liên quan (nếu có), đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định, chuyên gia về tài nguyên nước.
2. Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện cơ quan lập nhiệm vụ lập quy hoạch.
...
Như vậy, phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng thẩm định.
Trong đó, có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện cơ quan lập nhiệm vụ lập quy hoạch.
Lưu ý:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước.
Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước bao gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 11 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được quy định như sau:
(1) Nội dung chính của nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm:
- Căn cứ lập quy hoạch; mục tiêu; phạm vi; đối tượng; nội dung nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện chủ yếu;
- Kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch;
- Trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch;
(2) Nội dung chính của nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định tại Điều 15 Luật Tài nguyên nước 2023, bao gồm:
- Căn cứ lập quy hoạch;
- Tổng quan về lưu vực sông liên tỉnh;
- Đối tượng, phạm vi, nội dung lập quy hoạch;
- Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch;
- Trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?