Việc xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do cơ quan nào thực hiện?
- Việc xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do cơ quan nào thực hiện?
- Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm những nội dung nào?
- Việc thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định thế nào?
Việc xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 63 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được thông tin về khả năng khởi kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương do cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng.
Quản lý ngoại thương (Hình từ Internet)
Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
...
2. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp.
b) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp; các công việc cần triển khai phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp và mốc thời gian dự kiến của các công việc đó trên cơ sở phù hợp với quy trình tố tụng nêu trên.
c) Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan đầu mối, Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và của luật sư (nếu có).
d) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của Chính phủ nước ngoài.
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải; các vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
e) Dự kiến các khoản chi phí và nguồn kinh phí cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
...
Theo đó, kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 63 nêu trên.
Việc thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định thế nào?
Theo quy định từ khoản 3 đến khoản 6 Điều 63 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
...
3. Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong trường hợp cần thiết và để phù hợp với thực tế, Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm gửi kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) theo quy định của Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cho Thủ tướng Chính phủ và Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo tính chất phức tạp và tiến độ của vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương) thông báo cho Cơ quan đầu mối về tiến độ thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của Cơ quan chủ trì và kịp thời phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
6. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được bảo quản theo chế độ mật.
Như vậy, việc thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được thực hiện theo quy định từ khoản 3 đến khoản 6 Điều 63 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?