Việc xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp dựa trên những cơ sở nào? Kế hoạch đối ngoại hàng năm gồm những gì?
Việc xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP năm 2020 quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm như sau:
Căn cứ xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm
Kế hoạch đối ngoại của Bộ được xây dựng trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành Tư pháp; tính khả thi, thế mạnh của từng đối tác; khả năng, nguồn lực, nhu cầu hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ.
Theo quy định trên, việc xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp dựa trên những cơ sở sau:
+ Chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành Tư pháp.
+ Tính khả thi, thế mạnh của từng đối tác.
+ Khả năng, nguồn lực, nhu cầu hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ.
Kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp gồm những gì?
Theo Điều 6 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP năm 2020 quy định về kế hoạch đối ngoại hàng năm như sau:
Kế hoạch đối ngoại hàng năm
1. Kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp bao gồm kế hoạch đối ngoại cấp Bộ và kế hoạch đối ngoại cấp Vụ.
2. Kế hoạch đối ngoại cấp Bộ bao gồm: đoàn ra, đoàn vào do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức có sự tham gia của thành viên cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng; hội nghị, hội thảo quốc tế có người chủ trì hoặc tham dự là cấp Bộ trưởng; các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Tư pháp dự kiến ký kết.
3. Kế hoạch đối ngoại cấp Vụ hàng năm bao gồm: đoàn ra, đoàn vào do Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên từ lãnh đạo cấp Vụ trở xuống; hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thỏa thuận quốc tế nhân danh các đơn vị thuộc Bộ dự kiến ký kết.
Theo đó, kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp gồm kế hoạch đối ngoại cấp Bộ và kế hoạch đối ngoại cấp Vụ.
Trình tự xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP năm 2020 về trình tự xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm như sau:
Trình tự xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm
1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 8 hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Vụ Hợp tác quốc tế, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đề xuất việc tổ chức đoàn ra (theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này), đoàn vào; hội nghị, hội thảo quốc tế; các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế dự kiến ký kết, gửi Vụ Hợp tác quốc tế để tổng hợp.
2. Chậm nhất là ngày 15 tháng 9 hàng năm, trên cơ sở dự kiến ngân sách bố trí cho hoạt động đối ngoại, Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng dự thảo kế hoạch đối ngoại, lấy ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan. Các đơn vị có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
3. Chậm nhất là ngày 15 tháng 10 hàng năm, Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp ý kiến các đơn vị, gửi Cục Kế hoạch - Tài chính để thẩm tra theo Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp.
4. Chậm nhất là ngày 30 tháng 10 hàng năm, trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế hoàn thiện dự thảo kế hoạch đối ngoại, báo cáo Thứ trưởng phụ trách hợp tác quốc tế và Bộ trưởng cho ý kiến, trình Ban cán sự cho chủ trương.
5. Sau khi có chủ trương của Ban cán sự, Vụ Hợp tác quốc tế trình Thứ trưởng phụ trách hợp tác quốc tế ký ban hành kế hoạch đối ngoại cấp Vụ và ký dự thảo kế hoạch đối ngoại cấp Bộ gửi Bộ Ngoại giao chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, trình tự xây dựng kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?