Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được thực hiện bởi những đối tượng nào?

Cho tôi hỏi việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ được những đối tượng nào thực hiện? Định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật? Câu hỏi của anh Dân từ TP.HCM

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được thực hiện bởi những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Thông tư này không áp dụng đối với việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý thực hiện.

Riêng với các nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không cần phải xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo.

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo được thực hiện bởi những đối tượng nào?

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo được thực hiện bởi những đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH quy định về định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là định mức kinh tế - kỹ thuật) là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản sau:
a) Định mức lao động;
b) Định mức thiết bị;
c) Định mức vật tư;
d) Định mức cơ sở vật chất.
2. Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 (một) người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 (một) người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 (một) người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
5. Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu thực hành thực tập và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo cho 01 (một) người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản sau:

- Định mức lao động;

- Định mức thiết bị;

- Định mức vật tư;

- Định mức cơ sở vật chất.

Để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể áp dụng những phương pháp nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH quy định về các phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật như sau:

Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Phương pháp thống kê tổng hợp
Căn cứ số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, pháp lý trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật) và thực tế đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp tiêu chuẩn
Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng nội dung chi tiết, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp phân tích thực nghiệm
Trên cơ sở triển khai khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung chi tiết để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp những công việc không xác định được qua hai phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý có thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo bằng các phương pháp như:

- Phương pháp thống kê tổng hợp;

- Phương pháp tiêu chuẩn;

- Phương pháp phân tích thực nghiệm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Vi dụ phương pháp tiêu chuẩn sẽ dựa trên các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng nội dung chi tiết, trên cơ sở đó tính toán xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.

Định mức kinh tế kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực GD&ĐT từ ngày 16/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 16/12/2024, nội dung của định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Trình tự xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo từ ngày 16/12/2024 được phân thành mấy loại?
Pháp luật
4 phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo từ ngày 16/12/2024 ra sao?
Pháp luật
Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
Pháp luật
Thông tư 13/2023/TT-BLĐTBXH về định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng 20 ngành, nghề ra sao?
Pháp luật
Quy trình chỉnh lý tài liệu nền giấy phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy là gì? Định mức lao động chỉnh lý tài liệu nền giấy từ ngày 01/01/2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Định mức kinh tế kỹ thuật
5,558 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Định mức kinh tế kỹ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Định mức kinh tế kỹ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào