Việc xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo nếp trắng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia?
Việc xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo nếp trắng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia?
Gạo nếp trắng cần tuân thủ theo những yêu cầu gì về cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8368:2018 về Gạo nếp trắng có quy định về Yêu cầu cảm quan và các chỉ tiêu chất lượng của gạo nếp trắng như sau:
"5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Yêu cầu cảm quan của gạo nếp trắng được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Màu trắng đặc trưng cho từng giống |
2. Mùi | Mùi đặc trưng cho từng giống, không có mùi lạ |
3. Côn trùng sống và nhện nhỏ | Không được có |
5.2 Các chỉ tiêu chất lượng của gạo nếp trắng được quy định trong Bảng 2.
Quy định về bao bì, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với gạo nếp trắng theo Tiêu chuẩn quốc gia là gì?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8368:2018 về Gạo nếp trắng có quy định về Bao bì, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển của gạo nếp trắng như sau:
"8 Bao bì, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
8.1 Bao bì
Bao bì đựng gạo nếp trắng phải được làm từ vật liệu phù hợp cho mục đích sử dụng và không có mùi làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Bao bì phải khô, sạch, nguyên vẹn, bền, bảo đảm an toàn thực phẩm. Gạo nếp trắng được đóng trong bao bì với các khối lượng thích hợp.
8.2 Ghi nhãn
8.2.1 Bao bì để bán lẻ
Ghi nhãn theo quy định hiện hành và ít nhất cần có các thông tin sau đây:
- Tên sản phẩm phải được ghi rõ “Gạo nếp trắng”.
- Khối lượng tịnh.
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán lẻ.
- Xuất xứ hàng hóa.
- Nhóm/loại/hạng chất lượng.
- Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói.
- Hạn sử dụng
- Hướng dẫn bảo quản.
8.2.2 Bao bì không dùng để bán lẻ
Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc người đóng gói phải thể hiện trên bao bì. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.
8.3 Bảo quản
Bảo quản gạo nếp trắng trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo.
Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.
Trước khi chứa gạo nếp trắng, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử trùng bằng các loại hóa chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.
Bao gạo nếp trắng được xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 tấn. Trong mỗi lô, gạo nếp trắng được xếp theo cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Các lô được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho để không bị đổ.
Lô gạo nếp trắng được xếp cách tường ít nhất là 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước đọng xung quanh nhà kho.
8.4 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển gạo nếp trắng phải khô, sạch, không có mùi lạ, bảo đảm duy trì được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển gạo nếp trắng lẫn với các hàng hóa khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm."
Việc xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo nếp trắng được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục C.2.2 Mục C.2 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8368:2018 về Gạo nếp trắng có quy định Xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo nếp trắng như sau:
"C.2 Cách tiến hành
C.2.2 Xác định tỷ lệ tạp chất và tỷ lệ thóc lẫn
C.2.2.1 Phép xác định
Cân phần mẫu thử 1 (khoảng 500 g) (xem Phụ lục A), chính xác đến 0,01 g, cho lên sàng (C.1.2) có đường kính lỗ 1,0 mm. Lắc tròn sàng bằng tay với tốc độ từ 100 r/min đến 120 r/min trong 2 min, mỗi phút đổi chiều một lần. Nhặt các tạp chất vô cơ và hữu cơ ở phần trên sàng gộp với phần tạp chất nhỏ lọt qua sàng cho vào cốc thủy tinh (C.1.7) khô sạch, đã biết trước khối lượng. Cân toàn bộ khối lượng tạp chất và cốc, chính xác đến 0,01 g, từ đó suy ra khối lượng tạp chất, mt.
Đổ phần mẫu còn lại trên sàng (sau khi loại bỏ tạp chất) ra khay (C.1.5), nhặt và đếm số hạt thóc lẫn trong gạo nếp trắng.
C.2.2.2 Tính kết quả
C.2.2.2.1 Tỷ lệ tạp chất, Xt, tính bằng phần trăm khối lượng, theo Công thức (C.1):
(C.1) |
Trong đó:
mt là tổng khối lượng tạp chất, tính bằng gam (g);
m là khối lượng phần mẫu thử 1, tính bằng gam (g).
Kết quả phép thử là giá trị trung bình của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi chênh lệch giữa hai kết quả không vượt quá ± 1 % giá trị trung bình. Biểu thị kết quả đến một chữ số thập phân.
C.2.2.2.2 Tỷ lệ thóc lẫn được tính bằng số hạt thóc có trong 1 kg gạo."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?