Việc xác định mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được thực hiện như thế nào?
- Việc xác định mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan, tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông đường sắt?
- Vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định như thế nào?
Việc xác định mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được thực hiện như thế nào?
Việc xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định tại Điều 18 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Để làm cơ sở xác định mức độ thiệt hại phục vụ công tác bồi thường, việc xác định mức độ thiệt hại thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác và có trách nhiệm:
- Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại phương tiện giao thông đường sắt, thiệt hại ảnh hưởng đến chạy tàu do sự cố, tai nạn gây ra;
- Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với chi phí thiệt hại có giá trị dưới 500 triệu đồng.
Bước 2: Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt đối với chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trình; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.
Bước 3: Trường hợp cần sự xác minh, điều tra của cơ quan điều tra thì trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra về xử lý vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và mức độ thiệt hại thực tế để làm căn cứ bồi thường.
Bước 4: Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định việc xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT:
Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.
Việc xác định mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Cơ quan, tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông đường sắt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chịu trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.
Như vậy, trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông đường sắt sẽ thuộc về 02 đối tượng sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chịu trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để phục vụ việc giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.
Vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT thì vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì giải quyết việc thực hiện bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt quốc gia.
- Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
- Sau khi giải quyết xong hậu quả tai nạn giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và bên gây ra thiệt hại thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức độ và hình thức, thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan.
- Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận khắc phục hậu quả được thì thực hiện theo kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
- Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định việc bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt chuyên dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?