Việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật sẽ do doanh nghiệp sản xuất xe ô tô hay do cơ quan quản lý chất lượng thực hiện?
- Việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật sẽ do doanh nghiệp sản xuất xe ô tô hay do cơ quan quản lý chất lượng thực hiện?
- Trong việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật thì doanh nghiệp sản xuất xe ô tô cần thực hiện các công việc gì?
- Các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật nhưng chưa đến mức phải triệu hồi thì cần được xử lý ra sao?
Việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật sẽ do doanh nghiệp sản xuất xe ô tô hay do cơ quan quản lý chất lượng thực hiện?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu linh kiện và cơ sở thiết kế như sau:
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu linh kiện và cơ sở thiết kế
...
2. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, linh kiện sử dụng để sản xuất, lắp ráp ô tô; lưu trữ các thông tin liên quan đến sản phẩm, linh kiện để truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm.
...
6. Lưu trữ phần lưu của Phiếu xuất xưởng, hồ sơ kiểm tra chất lượng của sản phẩm tối thiểu 03 năm kể từ ngày xuất xưởng sản phẩm. Khi hủy tài liệu này, cơ sở sản xuất phải bảo đảm được việc truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi sản phẩm.
7. Quản lý, sử dụng phôi phiếu xuất xưởng theo đúng quy định và gửi dữ liệu các xe ô tô đã xuất xưởng (số Giấy chứng nhận, số khung, số động cơ, số Phiếu xuất xưởng, ngày xuất xưởng) tới Cơ quan QLCL trong vòng 05 ngày làm việc kế tiếp sau khi đã sử dụng phiếu. Khi bị mất Phiếu xuất xưởng, cơ sở sản xuất thông báo với Cơ quan QLCL và chỉ được cấp Phiếu xuất xưởng thay thế sau 30 ngày kể từ ngày thông báo.
8. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu linh kiện thực hiện trách nhiệm triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật theo quy định của Thông tư này; thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng; chủ động báo cáo đầy đủ với Cơ quan QLCL thông tin liên quan đến lỗi của sản phẩm có khuyết tật, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, kết quả và tiến độ thực hiện triệu hồi sản phẩm khi được yêu cầu.
...
Như vậy, đối với các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật đã được cung cấp ra ngoài thị trường, doanh nghiệp sản xuất xe ô tô phải có trách nhiệm triệu hồi các sản phẩm bị lỗi đó và báo cáo cho cơ quan quản lý chất lượng (Cơ quan QLCL).
Việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật sẽ do doanh nghiệp sản xuất xe ô tô hay do cơ quan quản lý chất lượng thực hiện? (Hình từ Internet)
Trong việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật thì doanh nghiệp sản xuất xe ô tô cần thực hiện các công việc gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về việc doanh nghiệp triệu hồi sản phẩm bị lỗi như sau:
Triệu hồi sản phẩm
1. Triệu hồi do doanh nghiệp chủ động thực hiện
Trường hợp phát hiện ra các sản phẩm đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp chủ động thực hiện các công việc sau đây:
a) Tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường;
c) Trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan QLCL về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp;
d) Công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới Cơ quan QLCL;
e) Chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.
2. Triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan QLCL
Khi phát hiện ra sản phẩm của doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi, Cơ quan QLCL sẽ căn cứ theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra (trường hợp cần thiết có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của sản phẩm có khuyết tật) để xem xét và quyết định thực hiện các công việc sau đây:
a) Yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng xuất xưởng kiểu loại sản phẩm có khuyết tật và báo cáo Cơ quan QLCL về các thông tin liên quan đến sản phẩm có khuyết tật thuộc diện phải triệu hồi;
b) Căn cứ vào mức độ nguy hiểm và khẩn cấp của sản phẩm có khuyết tật để có yêu cầu cơ sở sản xuất thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các công việc sau đây khi phát hiện lỗi ký thuật đối với các sản phẩm đã cung cấp ra thị trường:
(1) Tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật;
(2) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường;
(3) Trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan QLCL về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp;
(4) Công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng;
(5) Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới Cơ quan QLCL;
(6) Chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.
Các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật nhưng chưa đến mức phải triệu hồi thì cần được xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về sản phẩm phải triệu hồi như sau:
Sản phẩm phải triệu hồi
1. Doanh nghiệp phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;
b) Sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo;
c) Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
2. Đối với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi nêu trên thì cơ sở sản xuất chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm.
Từ quy định trên thì đối với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi thì doanh nghiệp cần chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?