Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được sự chấp thuận của ai?
Hợp tác quốc tế về chăn nuôi có bao gồm hoạt động trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Chăn nuôi 2018 về hợp tác quốc tế về chăn nuôi như sau:
Hợp tác quốc tế về chăn nuôi
1. Đàm phán, ký kết, thực hiện thỏa thuận, điều ước quốc tế về chăn nuôi.
2. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong chăn nuôi.
3. Trao đổi nguồn gen quý, hiếm; trao đổi giống vật nuôi, giống cây thức ăn chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Hợp tác trong xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong chăn nuôi.
Theo đó, hợp tác quốc tế về chăn nuôi có bao gồm những hoạt động được quy định tại Điều 10 nêu trên. Trong đó vẫn có hoạt động trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
Giống vật nuôi quý, hiếm (Hình từ Internet)
Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được sự chấp thuận của ai?
Theo Điều 15 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:
Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.
4. Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
5. Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.
Theo quy định trên, việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 16 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:
Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;
c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
+ Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi.
+ Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
Và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?