Việc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện. Cho tôi hỏi việc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Xuân Trang ở Đồng Nai.

Việc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện nhằm mục tiêu gì?

Theo quy định tại Điều 3 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 về mục tiêu của tôn vinh, khen thưởng như sau:

Mục tiêu của tôn vinh, khen thưởng
1. Ghi nhận, biểu dương, tôn vinh nghĩa cử cao đẹp “Hiến máu cứu người” của những cá nhân, gia đình nhằm tuyên truyền, vận động nhiều người khác có đủ sức khỏe cùng tham gia hiến máu tình nguyện và hiến máu nhắc lại.
2. Tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội về những tấm gương có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.

Theo quy định trên, việc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh nghĩa cử cao đẹp “Hiến máu cứu người” của những cá nhân, gia đình nhằm tuyên truyền, vận động nhiều người khác có đủ sức khỏe cùng tham gia hiến máu tình nguyện và hiến máu nhắc lại.

Đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội về những tấm gương có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.

Hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 quy định về nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng như sau:

Nguyên tắc tôn vinh, khen thưởng
1. Tôn vinh các giá trị nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp của cá nhân, gia đình và tập thể đã đóng góp cho phong trào hiến máu tình nguyện, qua đó, động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân có đủ sức khỏe tích cực tham gia hiến máu.
2. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích vận động hiến máu tình nguyện căn cứ việc hoàn thành chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và phù hợp với mục tiêu chung của Ban Chỉ đạo quốc gia.

Theo đó, việc tôn vinh, khen thưởng cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện được tôn vinh, khen thưởng theo những hình thức nào?

Căn cứ Điều 7 Quy chế Tôn vinh, khen thưởng cá nhân, gia đình và tập thể có thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 122/QĐ-BCĐQG năm 2017 quy định về tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân như sau:

Tiêu chuẩn, hình thức tôn vinh, khen thưởng cá nhân
1. Cá nhân hiến máu lần đầu:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện hoặc Cơ sở tiếp nhận máu tặng “Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện” và Phù hiệu “Nghĩa cử cao đẹp” (nếu có).
2. Cá nhân hiến máu lần thứ ba:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Giấy khen.
3. Cá nhân hiến máu lần thứ năm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu đồng hoặc hiện vật khác phù hợp.
4. Cá nhân hiến máu lần thứ mười:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu bạc hoặc hiện vật khác phù hợp.
5. Cá nhân hiến máu lần thứ mười lăm:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xét tặng bộ (6 chiếc) Ly thủy tinh màu vàng hoặc hiện vật khác phù hợp.
6. Cá nhân hiến máu lần thứ hai mươi:
Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xét tặng Bằng khen và Ban Chỉ đạo quốc gia tặng Phù hiệu cá nhân 20 lần hiến máu.
7. Cá nhân hiến máu lần thứ ba mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu cá nhân 30 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Bằng khen.
8. Cá nhân hiến máu lần thứ bốn mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Phù hiệu cá nhân 40 lần hiến máu và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xét tặng Kỷ niệm chương.
9. Cá nhân hiến máu lần thứ năm mươi:
Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu đồng và Phù hiệu cá nhân 50 lần hiến máu.
Đối với người có nhóm máu hiếm Rh(-) đã hiến máu lần thứ năm mươi, Ban Chỉ đạo quốc gia xét tặng Khánh màu bạc và Phù hiệu cá nhân 50 lần hiến máu và cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cấp đó trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen.
...

Như vậy, cá nhân có thành tích hiến máu tình nguyện được tôn vinh, khen thưởng theo những hình thức được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Pháp luật
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đi xăm mình về có được hiến máu tình nguyện hay không? Hỗ trợ ăn uống nhẹ tại chỗ và quà tặng cho người hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Pháp luật
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào Ngày Hiến máu Thế giới 14/6 của người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Ngày Quốc tế người hiến máu là ngày nào trong năm? Người lao động có được xin nghỉ phép để hưởng ứng ngày này hay không? Có được X4 lương trong ngày này hay không?
Pháp luật
Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện được hiểu như thế nào? Nam cân nặng 45kg có hiến máu tình nguyện được hay không?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện sau này cần máu thì có được truyền máu miễn phí hay không? Mức chi cho công tác đi lại để tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến máu tình nguyện
11,413 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào