Việc tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được quy định thế nào? Việc đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Trách nhiệm tổ chức, xây dựng chương trình đào tạo thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về tổ chức xây dựng chương trình đào tạo như sau:
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:
a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo;
b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.
2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
Theo đó, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo.
Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo. Đồng thời, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
Cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Chương trình đào tạo bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về chương trình đào tạo đại học như sau:
Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
1. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam
b) Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo
d) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, có trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
đ) Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, có trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không có nội dung xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới; không có nội dung truyền bá tôn giáo;
e) Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.
...
Theo đó, chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Việc đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo như sau:
Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo
...
2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có);
b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo;
c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy);
d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
....
Theo đó, chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?