Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành trong trường hợp nào?
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về phân cấp ứng phó sự cố hóa chất độc như sau:
Phân cấp ứng phó sự cố hóa chất độc
Căn cứ vào mức độ sự cố hóa chất độc, việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành ở 3 cấp sau đây:
1. Cấp cơ sở
Sự cố hóa chất độc xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ sở hóa chất độc hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất độc của cơ sở hóa chất độc, trong khả năng ứng phó của cơ sở.
2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), khi xảy ra một trong các trường hợp:
a) Sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở;
b) Sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc trong phạm vi quản lý của tỉnh.
3. Cấp Quốc gia, khi xảy ra một trong các trường hợp:
a) Sự cố hóa chất độc có nguy cơ phát tán lượng hóa chất vượt ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế này hoặc vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh;
b) Sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển ngoài phạm vi quản lý hành chính của tỉnh hoặc sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh;
c) Sự cố hóa chất độc xảy ra tại các công trình trọng điểm quốc gia trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Như vậy, theo quy định, việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
(1) Sự cố hóa chất độc có nguy cơ phát tán lượng hóa chất vượt ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg (được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 04/2020/QĐ-TTg) hoặc vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh;
(2) Sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển ngoài phạm vi quản lý hành chính của tỉnh hoặc sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh;
(3) Sự cố hóa chất độc xảy ra tại các công trình trọng điểm quốc gia trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp quốc gia?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về việc xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc như sau:
Xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
1. Trách nhiệm xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức điều tra, khảo sát xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp tỉnh và sự cố hóa chất độc cấp cơ sở trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
2. Trong quá trình xác định nguyên nhân, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra để phối hợp điều tra.
3. Báo cáo tổng hợp về xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc phải gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các cơ quan có liên quan. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có thể yêu cầu cơ quan chủ trì điều tra cung cấp các tài liệu, báo cáo tiến hành trong quá trình điều tra.
Như vậy, theo quy định, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia như sau:
Ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia
1. Trường hợp sự cố hóa chất độc xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của một tỉnh, xảy ra trên diện rộng mang tính liên vùng hoặc sự cố hóa chất độc nghiêm trọng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó sự cố.
2. Ứng phó sự cố hóa chất độc trên diện rộng được phân chia theo khu vực ứng phó và tại các địa phương xảy ra sự cố hóa chất độc.
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chủ trì tổ chức ứng phó sự cố hóa chất độc tại khu vực địa phương;
b) Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ định chỉ huy hiện trường để ứng phó theo từng khu vực căn cứ tình hình, diễn biến cụ thể của sự cố hóa chất độc.
Như vậy, theo quy định, hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp sự cố hóa chất độc xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của một tỉnh, xảy ra trên diện rộng mang tính liên vùng hoặc sự cố hóa chất độc nghiêm trọng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ứng phó sự cố.
(2) Ứng phó sự cố hóa chất độc trên diện rộng được phân chia theo khu vực ứng phó và tại các địa phương xảy ra sự cố hóa chất độc.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chủ trì tổ chức ứng phó sự cố hóa chất độc tại khu vực địa phương;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ định chỉ huy hiện trường để ứng phó theo từng khu vực căn cứ tình hình, diễn biến cụ thể của sự cố hóa chất độc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?