Việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức nào?

Cho tôi hỏi việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức nào? Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh phổ thông là bao lâu? Câu hỏi của anh PQT từ Bình Phước.

Việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức nào?

Hình thức tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT như sau:

Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Đối với giáo dục mầm non
a) Lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
2. Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
a) Lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa.
b) Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.
3. Đối với giáo dục đại học
a) Lồng ghép trong môn học giáo dục quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoại khóa.
b) Phối hợp với các đơn vị có chức năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.

Như vậy, theo quy định, việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức:

(1) Lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa.

(2) Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.

Việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức nào?

Việc tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với giáo dục phổ thông được thực hiện thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)

Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh phổ thông là bao lâu?

Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT như sau:

Nội dung kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
3. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được các cơ sở giáo dục cung cấp cho người học để đạt được các yêu cầu quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư này, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
4. Nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm: diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn (bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình), diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy, nổ.
5. Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy: Đối với trẻ em mầm non bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học. Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên bảo đảm tối thiểu 02 buổi/năm học. Đối với sinh viên bảo đảm tối thiểu 03 buổi/năm học.

Như vậy, theo quy định, thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy đối với học sinh phổ thông là tối thiểu 02 buổi/năm học.

Yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với học sinh trung học phổ thông là gì?

Yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT như sau:

Yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em mầm non và học sinh, học viên, sinh viên
...
4. Đối với học sinh trung học phổ thông, học viên học chương trình giáo dục phổ thông trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp
a) Nắm vững một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy; biết được một số kỹ năng thoát nạn từ các phương tiện giao thông, trong thang máy, thang cuốn khi có các sự cố cháy, nổ.
b) Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn.
c) Sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay và các thiết bị chữa cháy thông thường với các nguồn cháy khác nhau (với thiết bị mô hình hoặc thực tế).
5. Đối với sinh viên
a) Nắm vững một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy; thành thạo một số kỹ năng thoát nạn từ các phương tiện giao thông, trong thang máy, thang cuốn khi có các sự cố cháy, nổ.
b) Thành thạo một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn.
c) Sử dụng được các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ bản và các thiết bị có tại gia đình, nhà trường và các khu vực công cộng.
d) Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có nhu cầu) sau khi được cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu.

Như vậy, theo quy định, yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với học sinh trung học phổ thông bao gồm:

(1) Nắm vững một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy;

Biết được một số kỹ năng thoát nạn từ các phương tiện giao thông, trong thang máy, thang cuốn khi có các sự cố cháy, nổ.

(2) Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn.

(3) Sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay và các thiết bị chữa cháy thông thường với các nguồn cháy khác nhau (với thiết bị mô hình hoặc thực tế).

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định mới nhất 2024 tải về ở đâu?
Pháp luật
Sơ đồ thoát hiểm PCCC là gì? Trên sơ đồ thoát hiểm PCCC phải thể hiện những nội dung chỉ dẫn thế nào?
Pháp luật
Trường hợp đơn vị không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền thì bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy định kỳ mới nhất 2024 theo Nghị định 136 thế nào?
Pháp luật
Bình chữa cháy có cần Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy để lưu thông không?
Pháp luật
Trình tự thực hiện việc kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Phương án chữa cháy tại cấp cơ sở được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy cơ sở được quy định ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở cần chuẩn bị các giấy tờ gì và nộp hồ sơ theo các hình thức nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ quán bar phải bố trí loại bình chữa cháy tự động kích hoạt nào theo quy định?
Pháp luật
Khí thiên nhiên dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng ở những dạng nào? Khí thiên nhiên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào