Việc tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh do ai thực hiện?
Việc tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh do ai thực hiện?
Tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng Cạnh tranh và phê duyệt chương trình công tác hàng năm của Hội đồng Cạnh tranh.
3. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý các vụ việc cạnh tranh cụ thể.
4. Quyết định thay đổi Chủ tọa Phiên điều trần, các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc, Thư ký Phiên điều trần, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
7. Cử đại diện của Hội đồng Cạnh tranh tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh.
8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bãi nhiệm, chế độ làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm các thành viên Hội đồng Cạnh tranh.
9. Giải quyết các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các Phó Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh là người có nhiệm vụ, quyền hạn trong tổ chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh?
Theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg thì Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh tiếp nhận đơn khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, chuyển đến Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh và Hội đồng đã xử lý vụ việc cạnh tranh đó.
Việc xem xét tính hợp lệ của đơn khiếu nại được quy định tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg như sau:
- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải xem xét tính hợp lệ của đơn khiếu nại.
- Trường hợp đơn khiếu nại không hợp lệ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người khiếu nại.
- Trường hợp đơn khiếu nại hợp lệ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gửi kiến nghị lên Hội đồng Cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg.
- Trường hợp không nhất trí với ý kiến của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về tính hợp lệ của đơn khiếu nại, bên khiếu nại có quyền bổ sung hồ sơ khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về tính hợp lệ của đơn khiếu nại.
Việc giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh được thực hiện thế nào?
Theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh ban hành kèm theo Quyết định 24/2015/QĐ-TTg thì việc giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh triệu tập toàn thể Hội đồng Cạnh tranh để xem xét kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại.
- Trường hợp đặc biệt phức tạp, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh quyết định gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày.
Trường hợp gia hạn, Hội đồng Cạnh tranh phải có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết.
- Trường hợp bên khiếu nại bổ sung hồ sơ khiếu nại thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày.
- Trường hợp Hội đồng Cạnh tranh tổ chức họp để giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì phải có ít nhất quá nửa số thành viên tham dự.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý khác và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?