Việc tiếp và xử lý nội dung khiếu nại tại nơi tiếp công dân trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung được thực hiện thế nào?
- Việc tiếp và xử lý nội dung khiếu nại tại nơi tiếp công dân trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung được thực hiện thế nào?
- Trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về nội dung phức tạp thì người đứng đầu cơ quan tiếp công dân có được yêu cầu cơ quan khác phối hợp xử lý không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại nơi tiếp công dân?
Việc tiếp và xử lý nội dung khiếu nại tại nơi tiếp công dân trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung được thực hiện thế nào?
Nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại nơi tiếp công dân (Hình từ Internet)
Tại Điều 30 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại nơi tiếp công dân như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, Trưởng Ban tiếp công dân nơi có nhiều người khiếu nại tập trung có trách nhiệm:
+ Trực tiếp tiếp hoặc cử người đại diện cho mình tiếp đại diện của những người khiếu nại để lắng nghe người đại diện trình bày về nội dung khiếu nại;
+ Tiếp nhận đơn khiếu nại và các thông tin, tài liệu do họ cung cấp.
Trường hợp những người khiếu nại chưa có đơn khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu người đại diện viết thành văn bản hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung vụ việc do người đại diện trình bày, đọc lại cho họ nghe và yêu cầu ký hoặc điểm chỉ để xác nhận.
Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân tiếp nhận, xem xét thụ lý để giải quyết và thông báo cho đại diện của những người khiếu nại về kết quả xử lý theo quy định của pháp luật.
Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp khiếu nại phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân có trách nhiệm:
+ Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện Ủy ban nhân dân địa phương nơi phát sinh khiếu nại tiếp người đại diện khiếu nại;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại.
- Trường hợp những người đến khiếu nại có hành vi kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân, người thi hành công vụ thì:
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân phải kịp thời tăng cường người tiếp công dân;
+ Yêu cầu cơ quan công an hoặc cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về nội dung phức tạp thì người đứng đầu cơ quan tiếp công dân có được yêu cầu cơ quan khác phối hợp xử lý không?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại nơi tiếp công dân như sau:
Tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân
...
2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện Ủy ban nhân dân địa phương nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Theo đó, trong trường hợp khiếu nại phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan tiếp công dân có trách nhiệm:
- Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện Ủy ban nhân dân địa phương nơi phát sinh khiếu nại tiếp người đại diện khiếu nại;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại.
Cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung tại nơi tiếp công dân?
Việc phối hợp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung được quy định tại Điều 17 Nghị định 64/2014/NĐ-CP như sau:
- Ban Tiếp công dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
- Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
- Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trong việc tiếp công dân, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền, vận động thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương và áp dụng các biện pháp khác để xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?