Việc tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan nhằm mục đích như thế nào? Các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện tiếp công dân theo nguyên tắc nào?
Việc tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan nhằm mục đích như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về mục đích của việc tiếp công dân như sau:
Mục đích của việc tiếp công dân
1. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật; góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để phân loại, chuyển đơn, trình người thủ trưởng đơn vị (người có thẩm quyền) xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan nhằm mục đích như sau:
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật; góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để phân loại, chuyển đơn, trình người thủ trưởng đơn vị (người có thẩm quyền) xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Tiếp công dân (Hình từ Internet)
Các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện tiếp công dân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về nguyên tắc tiếp công dân như sau:
Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải tại cơ quan Hải quan phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; thực hiện khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
2. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện tiếp công dân theo nguyên tắc sau:
- Việc tiếp công dân phải tại cơ quan Hải quan phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; thực hiện khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về việc từ chối tiếp công dân như sau:
Việc từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân và phải giải thích cho công dân biết lý do.
Đối với những vụ việc khiếu nại (hoặc tố cáo) đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản, người khiếu nại (hoặc người tố cáo) đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra thông báo từ chối tiếp công dân (thông báo từ chối ban hành theo Mẫu số 01-TCD kèm theo Quy chế này).
Theo đó tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, có quy định những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan được quyền từ chối tiếp công dân trong những trường hợp sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
- Đối với những vụ việc khiếu nại (hoặc tố cáo) đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản, người khiếu nại (hoặc người tố cáo) đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra thông báo từ chối tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?