Việc tiếp công dân của Bộ Xây dựng nhằm mục đích gì? Việc tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ Xây dựng được tổ chức như thế nào?
Việc tiếp công dân của Bộ Xây dựng nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về mục đích tiếp công dân như sau:
Mục đích tiếp công dân
1. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật; góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp công dân của Bộ Xây dựng nhằm mục đích sau:
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật; góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật
Tiếp công dân (Hình từ Internet)
Việc tiếp công dân của Bộ Xây dựng dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về nguyên tắc tiếp công dân như sau:
Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân của cơ quan Bộ Xây dựng phải được tiến hành tại Phòng Tiếp công dân của Bộ.
Việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
2. Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiếp công dân của Bộ Xây dựng dựa theo nguyên tắc sau:
- Việc tiếp công dân của cơ quan Bộ Xây dựng phải được tiến hành tại Phòng Tiếp công dân của Bộ.
- Việc tiếp công dân của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Việc tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ Xây dựng được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015, có quy định về tổ chức tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ như sau:
Tổ chức tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ
1. Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày theo lịch của Văn phòng Bộ. Trường hợp Bộ trưởng không thể tiếp công dân theo lịch đã định thì Thứ trưởng hoặc Chánh Thanh tra được Bộ trưởng uỷ quyền để tiếp công dân và sau đó có trách nhiệm báo cáo lại với Bộ trưởng.
2. Trường hợp Bộ trưởng tiếp công dân ngoài lịch tiếp công dân định kỳ, Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét vụ việc cụ thể và báo cáo Bộ trưởng thời gian tiếp công dân.
3. Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng trước khi Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân.
4. Khi Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị phụ trách lĩnh vực công tác có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, đại diện các đơn vị khác có liên quan theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thứ trưởng có trách nhiệm cùng dự.
Như vậy, theo quy định trên thì Việc tiếp công dân của Lãnh đạo Bộ Xây dựng được tổ chức như sau:
- Bộ trưởng tiếp công dân định kỳ mỗi tháng một ngày theo lịch của Văn phòng Bộ. Trường hợp Bộ trưởng không thể tiếp công dân theo lịch đã định thì Thứ trưởng hoặc Chánh Thanh tra được Bộ trưởng uỷ quyền để tiếp công dân và sau đó có trách nhiệm báo cáo lại với Bộ trưởng.
- Trường hợp Bộ trưởng tiếp công dân ngoài lịch tiếp công dân định kỳ, Thanh tra Bộ có trách nhiệm xem xét vụ việc cụ thể và báo cáo Bộ trưởng thời gian tiếp công dân.
- Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng trước khi Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân.
- Khi Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị phụ trách lĩnh vực công tác có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, đại diện các đơn vị khác có liên quan theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thứ trưởng có trách nhiệm cùng dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?