Việc thực hiện phát triển nguồn sinh thủy có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không?
Việc thực hiện phát triển nguồn sinh thủy có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về hoạt động bảo về nguồn nước mặt như sau:
Bảo vệ nguồn nước mặt
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy sẽ nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt.
Việc thực hiện phát triển nguồn sinh thủy có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không? (Hình từ Internet)
Nội dung bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy
1. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng cường khả năng giữ nước của đất, phòng, chống xói mòn đất, sạt lở, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, bảo vệ và phát triển nguồn nước.
2. Nhà nước có chính sách bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quy hoạch; điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy trên lưu vực sông; phân bổ nguồn thu từ khai thác tài nguyên nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, bảo đảm công bằng, hợp lý.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng tài nguyên nước làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Theo đó, hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng cường khả năng giữ nước của đất, phòng, chống xói mòn đất, sạt lở, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, bảo vệ và phát triển nguồn nước.
Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng tài nguyên nước làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Nhà nước có các chính sách để:
+ Bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quy hoạch.
+ Điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy trên lưu vực sông.
+ Phân bổ nguồn thu từ khai thác tài nguyên nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, bảo đảm công bằng, hợp lý.
Nguồn nước mặt có được phân vùng chức năng hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Chức năng nguồn nước
...
2. Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Chức năng nguồn nước được xác định căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, tạo cảnh quan, môi trường, trữ, tiêu thoát lũ và khả năng đáp ứng của nguồn nước.
4. Nguồn nước mặt phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
5. Việc phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và trong quy hoạch tỉnh đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
...
Như vậy, nguồn nước mặt sẽ phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?