Việc thử nghiệm phương tiện đo sẽ do ai thực hiện? Chi phí thử nghiệm phương tiện đo có phải niêm yết công khai không?
Việc thử nghiệm phương tiện đo sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
1. Việc thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm thực hiện để xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.
2. Mẫu phương tiện đo nhóm 2 phải được thử nghiệm bắt buộc trước khi phê duyệt trừ trường hợp được miễn, giảm.
3. Chuẩn chính, chuẩn công tác và phương tiện đo nhóm 1 được thử nghiệm tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, việc thử nghiệm sẽ do tổ chức thử nghiệm thực hiện để xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
Chi phí thử nghiệm phương tiện đo có phải niêm yết công khai không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:
a) Chi phí vật tư;
b) Chi phí nhân công;
c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;
d) Chi phí vận chuyển.
3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.
Như vậy, đối với chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường sẽ phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.
Việc thử nghiệm phương tiện đo sẽ do ai thực hiện? Chi phí thử nghiệm phương tiện đo có phải niêm yết công khai không? (Hình từ Internet)
Tổ chức sử dụng phương tiện đo có quyền lựa chọn tổ chức thử nghiệm phương tiện đo không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đo lường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
b) Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;
c) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
d) Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng;
b) Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện sai, hỏng phải dừng việc sử dụng và thực hiện các biện pháp khắc phục;
...
Theo đó, tổ chức sử dụng phương tiện đo sẽ được quyền lựa chọn tổ chức thử nghiệm phương tiện đo phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo theo quy định.
Nhà nước có chính sách về đo lường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Đo lường 2011 quy định về những chính sách của Nhà nước về đo lường như sau:
- Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực về đo lường; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:
+ Thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;
+ Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về đo lường.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo pháp định để thay thế đơn vị đo khác; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên sử dụng tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?