Việc thử nghiệm mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nào?
Mức công suất âm thanh là gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-9:2011 (IEC 60034-9:2007) về Máy điện quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn giải thích về mức công suất âm thanh như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong các tiêu chuẩn của phần tài liệu viện dẫn và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1. Mức công suất âm thanh (sound power level)
Lw
Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa công suất âm thanh bức xạ từ nguồn cần thử nghiệm và công suất âm thanh chuẩn [Wo = 1 pW (10-12 W)], được tính bằng đềxiben.
3.2. Mức áp suất âm thanh (sound pressure level)
Lp
Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương áp suất âm thanh và bình phương áp suất âm thanh chuẩn [Po = 20 μPa (2 x 10-5 Pa)], được tính bằng đềxiben.
Việc thử nghiệm mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nào? (hình từ internet)
Phương pháp bán cầu được sử dụng để đo mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay trong trường hợp nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-9:2011 (IEC 60034-9:2007) về Máy điện quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn giải thích về mức công suất âm thanh như sau:
4. Phương pháp đo
4.1. Đo mức áp suất âm thanh và tính mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện phải được thực hiện theo ISO 3744, trừ khi áp dụng một trong các phương pháp thay thế qui định ở 4.3 hoặc 4.4 dưới đây.
CHÚ THÍCH: Nên sử dụng phương pháp bán cầu đối với máy điện có chiều cao trục đến 180 mm và phương pháp hình hộp đối với máy điện có chiều cao trục lớn hơn 355 mm. Có thể sử dụng cả hai phương pháp đối với các chiều cao trục trung gian.
4.2. Mức công suất âm thanh lớn nhất qui định trong Bảng 1 và Bảng 2 hoặc được điều chỉnh bằng Bảng 3 liên quan đến các phép đo theo 4.1.
4.3. Khi thích hợp, một trong các phương pháp chính xác hoặc phương pháp chính xác theo cấp kỹ thuật như các phương pháp nêu trong ISO 3741, ISO 3743-1, ISO 3743-2, ISO 3745, ISO 9614-1 hoặc ISO 9614-2 có thể được sử dụng để xác định mức công suất âm thanh.
4.4. Có thể sử dụng phương pháp đơn giản hơn nhưng kém chính xác hơn được qui định trong ISO 3746 hoặc ISO 3747, đặc biệt khi các điều kiện môi trường được yêu cầu trong ISO 3744 không thể thỏa mãn (ví dụ đối với các máy điện cỡ lớn).
Tuy nhiên, để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này thì các mức trong Bảng 1 và Bảng 2 phải giảm đi 2 dB, trừ khi đã áp dụng hiệu chuẩn do sự không chính xác của phép đo đối với các giá trị được xác định bằng phương pháp đơn giản hơn này theo ISO 3746 hoặc ISO 3747.
4.5. Nếu thử nghiệm trong điều kiện tải danh định thì ưu tiên các phương pháp ở ISO 9614. Tuy nhiên, cho phép các phương pháp khác khi máy điện mang tải và thiết bị phụ trợ được cách ly về âm thanh hoặc được đặt bên ngoài môi trường thử nghiệm.
Theo đó, phương pháp bán cầu được sử dụng để đo mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay đối với máy điện có chiều cao trục đến 180 mm.
Việc thử nghiệm mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nào?
Việc thử nghiệm mức công suất âm thanh phát ra từ máy điện quay được thực hiện khi đáp ứng điều kiện được nêu tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-9:2011 (IEC 60034-9:2007) về Máy điện quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn giải thích về mức công suất âm thanh như sau:
5. Điều kiện thử nghiệm
...
5.2. Điều kiện thực hiện thử nghiệm
Các điều kiện thử nghiệm dưới đây phải được áp dụng:
a) Máy điện quay phải làm việc ở (các) điện áp danh định, tần số danh định hoặc (các) tốc độ danh định và với (các) dòng điện kích thích thích hợp (nếu thuộc đối tượng áp dụng). Các thông số này phải được đo bằng dụng cụ đo có độ chính xác bằng 1 % hoặc tốt hơn.
1) Điều kiện tải tiêu chuẩn phải là không tải, ngoại trừ đối với động cơ dây quấn nối tiếp.
2) Khi có yêu cầu, máy điện phải làm việc ở điều kiện tải theo thỏa thuận.
b) Máy điện phải được thử nghiệm ở tư thế làm việc của nó trong chế độ qui định sinh ra ồn lớn nhất.
c) Đối với động cơ xoay chiều, dạng sóng và độ không cân bằng của hệ thống nguồn cung cấp phải phù hợp với các yêu cầu trong 6.2 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1);
CHÚ THÍCH: Độ tăng điện áp (và dòng điện), méo dạng sóng và mất cân bằng đều làm tăng tiếng ồn.
d) Động cơ đồng bộ phải làm việc với kích thích để đạt được hệ số công suất bằng 1 hoặc đối với máy điện cỡ lớn thì được thử nghiệm như máy phát;
e) Máy phát phải làm việc như một động cơ hoặc được truyền động ở tốc độ danh định với kích thích để đạt được điện áp danh định trên mạch hở;
f) Máy điện thích hợp cho nhiều tốc độ phải được đánh giá ở dải tốc độ làm việc;
g) Động cơ được thiết kế để đảo chiều phải làm việc ở cả hai chiều trừ khi không có chênh lệch về mức công suất âm thanh. Động cơ không đảo chiều phải được thử nghiệm theo chiều được thiết kế.
Ngoài ra tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-9:2011 (IEC 60034-9:2007) về Máy điện quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn giải thích về mức công suất âm thanh có quy định về giới hạn mức công suất âm thanh của máy điện quay như sau:
6. Giới hạn mức công suất âm thanh
Trong trường hợp máy điện cần thử nghiệm ở các điều kiện qui định trong Điều 5, mức công suất âm thanh của máy điện không được vượt quá (các) giá trị qui định dưới đây:
a) Máy điện, không phải máy điện được qui định ở b), làm việc không tải phải như qui định ở Bảng 1.
b) Động cơ lồng sóc ba pha một tốc độ, có hệ thống làm mát IC01, IC11, IC21, IC411, IC 511 hoặc IC611, ở tần số 50 Hz hoặc 60 Hz, có công suất đầu ra không nhỏ hơn 1,0 kW và không vượt quá 1 000 kW:
● làm việc không tải phải như qui định ở Bảng 2;
● làm việc có tải phải là tổng của các giá trị được thiết lập trong Bảng 2 và Bảng 3.
Các giới hạn qui định không đề cập đến máy điện xoay chiều được cấp điện từ bộ chuyển đổi được.
CHÚ THÍCH 1: Các giới hạn của Bảng 1 và Bảng 2 thừa nhận các mức độ chính xác cấp 2 về độ không đảm bảo đo và các biến động trong chế tạo.
CHÚ THÍCH 2: Mức công suất âm thanh trong điều kiện đầy tải thường cao hơn các mức khi không tải. Nhìn chung, nếu tiếng ồn bởi thông gió chiếm ưu thế thì thay đổi theo tải là nhỏ; nhưng nếu tiếng ồn điện từ chiếm ưu thế thì thay đổi theo tải là đáng kể.
CHÚ THÍCH 3: Các giới hạn này không xét đến chiều quay. Máy điện có thông gió chỉ theo một chiều nhìn chung ít ồn hơn so với máy điện có thông gió hai chiều. Ảnh hưởng này đáng kể hơn đối với các máy điện tốc độ cao, được thiết kế để chỉ quay theo một chiều.
CHÚ THÍCH 4: Đối với một số máy điện, có thể không áp dụng các giới hạn trong Bảng 1 đối với các tốc độ nhỏ hơn tốc độ danh nghĩa. Trong trường hợp này, hoặc khi mối quan hệ giữa mức ồn và tải là quan trọng thì các giới hạn phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
CHÚ THÍCH 5: Đối với máy điện nhiều tốc độ, áp dụng các giá trị trong Bảng 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?